Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

18/02/2022


Phân chia di sản thừa kế khó tránh khỏi việc tranh chấp, đặc biệt đối với di sản là quyền sử dụng đất. Cùng tìm hiểu thủ tục khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất

Phân chia di sản thừa kế khó tránh khỏi việc tranh chấp, đặc biệt đối với di sản là quyền sử dụng đất. Cùng tìm hiểu thủ tục khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất

Thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Thời hiệu khởi kiện vụ án phân chia thừa kế quyền sử dụng đất.

2. Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã hay không?

3. Thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

3.1 Hồ sơ chuẩn bị khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

3.2 Thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

  Quyền sử dụng đất là một trong những tài sản thường dùng để phân chia thừa kế, bên cạnh đó tài sản này cũng gây ra rất nhiều tranh cãi giữa các bên có quyền hưởng thừa kế. Vậy thủ tục khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào? Tìm hiểu ngay.

1. Thời hiệu khởi kiện vụ án phân chia thừa kế quyền sử dụng đất

  • Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu để người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế được phân theo hai trường hợp là bất động sản và động sản. Cụ thể:
  • Đối với di sản thừa kế là bất động sản hà ở, quyền sử dụng đất…) thời hiệu khởi kiện là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hiệu khởi kiện nêu trên thì di sản thừa kế sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản thừa kế;
  • Đối với di sản thừa kế là động sản xe máy, ô tô…) thời hiệu khởi kiện là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hiệu khởi kiện nêu trên thì di sản thừa kế sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản thừa kế.
  • Lưu ý: thời gian được xem là sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan sẽ không được tính vào thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế.

Tìm hiểu thêm về: Quy định của pháp luật về thời điểm, địa điểm mở thừa kế di sản.

2. Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã hay không?

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã hay không? 

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã hay không?

  • Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp bắt buộc phải hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Lưu ý rằng tranh chấp đất đai là những tranh chấp liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đối với tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất không phải tranh chấp để xác định chủ thể có quyền với đất vì vậy tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền mà không thông qua hòa giải tại Uỷ ban.
  • Đồng thời theo quy định tại khoản 2, Điều 3, Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì các tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất không thuộc tranh chấp đất đai như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất (chuyển nhượng đất); tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất… thì thủ tục hòa giải tại Uỷ ban nhân dân xã không phải là điều kiện tiên quyết để tiến hành khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế. Vì vậy người có quyền hưởng thừa kế có quyền khởi kiện trực tiếp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo trình tự thủ tục tại mục 3 của bài viết này.

3. Thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

3.1 Hồ sơ chuẩn bị khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

  • Căn cứ quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:
  • Đơn khởi kiện;
  • CMND/CCCD của người khởi kiện;
  • Các tài liệu chứng cứ nhằm chứng minh yêu cầu khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế và các giấy tờ có liên quan đến tranh chấp như: Di chúc(nếu có); Giấy chứng tử/giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản thừa kế đã chết; giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất; Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người có quyền hưởng di sản(Giấy đăng ký kết hôn, Giấy khai sinh, Quyết định nhận con nuôi…).

3.2 Thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

  • Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
  • Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ như hướng dẫn tại mục 3,1 và nộp đơn đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các hình thức như:
  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi hồ sơ thông qua bưu điện đến Tòa án;
  • Gửi hồ sơ trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
  • Bước 2: Tòa án tiếp nhận hồ sơ và phân công Thẩm phán
  • Phân công thẩm phán có thẩm quyền xem xét hồ sơ. Nếu đơn đủ điều kiện thụ lý, đúng thẩm quyền Tòa án tiếp nhận yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện và ra thông báo đóng tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thì người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án theo thông báo. Sau khi nộp tiền xong thì nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí về Tòa án.
  • Bước 3: Tòa án thụ lý hồ sơ và tiến hành chuẩn bị xét xử sơ thẩm
  • Sau khi tiếp nhận đầy đủ đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện, biên lai đóng tạm ứng án phí đầy đủ thì Thẩm phán thụ lý vụ án và ghi vào sổ thụ lý. Tiến hành chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
  • Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm không quá 04 tháng, đối với vụ án có tình tiết phức tạp được gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
  • Bước 4: Xét xử sơ thẩm
  • Vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ/đình chỉ thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Sau khi xét xử không có kháng cáo/kháng nghị hoặc giám đốc thẩm/tái thẩm thì bản án có hiệu lực.
  • Trên đây là phần hướng dẫn về thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Nếu còn vấn đề thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài miễn phí 1800 6365 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Xem thêm về: Ai không được quyền hưởng di sản thừa kế?