Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Thủ tục công chứng hợp đồng mượn nhà

Thủ tục công chứng hợp đồng mượn nhà

13/01/2022


Hợp đồng mượn nhà là văn bản thể hiện giao dịch mượn tài sản giữa các chủ thể. Vậy thủ tục công chứng hợp đồng mượn nhà được tiến hành như thế nào? Đọc ngay bài viết.

Hợp đồng mượn nhà là văn bản thể hiện giao dịch mượn tài sản giữa các chủ thể. Vậy thủ tục công chứng hợp đồng mượn nhà được tiến hành như thế nào? Đọc ngay bài viết.

Thủ tục công chứng hợp đồng mượn nhà

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hợp đồng mượn nhà là gì?

2. Có bắt buộc công chứng hợp đồng mượn nhà hay không?

3. Thủ tục công chứng hợp đồng mượn nhà.

3.1 Hồ sơ cần chuẩn bị.

3.2 Thủ tục công chứng hợp đồng mượn nhà.

  Hợp đồng mượn nhà là hợp đồng mượn tài sản, trong đó tài sản trong hợp đồng mượn là nhà cho mượn. Vậy pháp luật có bắt buộc công chứng hợp đồng mượn nhà hay không? Thủ tục công chứng hợp đồng mượn nhà được tiến hành như thế nào? Tìm hiểu ngay!

1. Hợp đồng mượn nhà là gì?

  • Hợp đồng mượn nhà là hợp đồng mượn tài sản. Dựa trên quy định về hợp đồng mượn tài sản tại Điều 494 Bộ luật dân sự 2015 có thể hiểu hợp đồng mượn nhà là văn bản thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên cho mượn giao nhà cho bên mượn để sử dụng trong thời hạn nhất định mà không phải thanh toán tiền. Sau khi hết thời hạn mượn nhà hoặc mục đích sử dụng đã đạt được thì bên mượn phải trả lại nhà cho chủ sở hữu.
  • Có thể thấy điểm đặc trưng của hợp đồng mượn nhà chính là việc không phát sinh lợi nhuận. Mối quan hệ giữa bên mượn và bên cho mượn thường là người thân tình và không lấy tiền sử dụng nhà trong thời hạn thỏa thuận theo hợp đồng. Bên cạnh đó có thể thấy, đối tượng của hợp đồng mượn nhà chính là nhà cho mượn.

2. Có bắt buộc công chứng hợp đồng mượn nhà hay không?

 Có bắt buộc công chứng hợp đồng mượn nhà hay không?

Có bắt buộc công chứng hợp đồng mượn nhà hay không?

  • Theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014 thì hợp đồng liên quan đến nhà ở phải được lập thành văn bản và đảm bảo các nội dung của hợp đồng bao gồm:
  • Thông tin của các bên trong giao dịch mượn nhà (đối với cá nhân: Họ và tên, CMND/CCCD/Hộ chiếu…; đối với tổ chức: tên tổ chức, địa chỉ của tổ chức…);
  • Mô tả đặc điểm của ngôi nhà cho mượn, đặc điểm của thừa đất gắn liền với ngôi nhà đó;
  • Thời hạn cho mượn nhà;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
  • Cam kết của các bên về giao dịch mượn nhà;
  • Các thỏa thuận khác (nếu có);
  • Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mượn nhà;
  • Ngày/tháng/năm giao kết hợp đồng mượn nhà;
  • Chữ ký, ghi rõ họ tên của các bên. Lưu ý trường hợp là tổ chức thì ghi rõ chức vụ của người ký và đóng dấu của tổ chức (nếu có).
  • Theo quy định tại khoản 2, Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì giao dịch mượn nhà không bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng/chứng thực. Việc tiến hành công chứng/chứng thực hay không phụ thuộc vào nhu cầu của các bên tham gia hợp đồng. Tóm lại, hợp đồng mượn nhà bắt buộc phải lập thành văn bản nhưng không bắt buộc thủ tục công chứng/chứng thực.
  • Tuy nhiên hoạt động công chứng/chứng thực là hoạt động nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng, kiểm tra thông tin cần thiết trong hợp đồng. Vì vậy đối với nhà ở - tài sản có giá trị lớn các bên nên tiến hành công chứng/chứng thực để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

3. Thủ tục công chứng hợp đồng mượn nhà

3.1 Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Căn cứ theo quy định tại Điều 40, Điều 41 Luật công chứng 2014 thì các bên công chứng hợp đồng mượn nhà cần chuẩn bị:
  • Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu có sẵn của tổ chức hành nghề công chứng);
  • Dự thảo Hợp đồng mượn nhà (có thể tự soạn hoặc đến tổ chức hành nghề công chứng để được hướng dẫn);
  • Bản chính giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng: CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn và giá trị sử dụng hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật có giá trị tương đương;
  • Bản chính giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của các bên (giấy đăng ký kết hôn/giấy xác nhận tình trạng độc thân);
  • Sổ hộ khẩu của các bên;
  • Bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng để tiến hành giao dịch mượn nhà. Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…

Tìm hiểu thêm: Giấy tờ công chứng, chứng thực có hiệu lực bao lâu?

3.2 Thủ tục công chứng hợp đồng mượn nhà

  Trình tự thủ tục để tiến hành công chứng hợp đồng hợp đồng mượn nhà được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
  • Các bên yêu cầu công chứng tiến hành chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo giấy tờ hướng dẫn ở mục trên và nộp hồ sơ tại tổ chức có thẩm quyền công chứng theo quy định của pháp luật.
  • Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
  • Công chứng viên tiến hành kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ các bên yêu cầu công chứng đã nộp. Sau khi kiểm tra hồ sơ và nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý yêu cầu công chứng và ghi vào sổ công chứng.
  • Bước 3: Soạn thảo hợp đồng mượn nhà
  • Trường hợp người yêu cầu công chứng đã chuẩn bị dự thảo hợp đồng thì công chứng viên kiểm tra nội dung và hình thức của văn bản. Trường hợp trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp quy định của pháp luật, Công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Nếu người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì Công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
  • Trường hợp văn bản do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng: nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Công chứng viên soạn thảo hợp đồng.
  • Bước 4: Ký tên
  • Các bên yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho các bên cùng nghe theo đề nghị của các bên yêu cầu công chứng.
  • Các bên yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký xác nhận vào từng trang của văn bản đó. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ hồ sơ đã nêu ở mục trên để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký tên cụ thể vào từng trang của hợp đồng theo quy định của pháp luật.
  • Bước 5: Nộp phí và nhận kết quả
  • Nộp phí theo quy định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền công chứng và nhận giấy hẹn trả kết quả. Nhận kết quả là hợp đồng mượn nhà đã được công chứng theo giấy hẹn.
  • Trên đây là phần hướng dẫn về thủ tục công chứng hợp đồng mượn nhà. Nếu còn vấn đề thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài miễn phí 1800 6365 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục công chứng hợp đồng cho ở nhờ.