Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Những vấn đề cần biết về thủ tục công chứng giấy ủy quyền

Những vấn đề cần biết về thủ tục công chứng giấy ủy quyền

10/12/2021


Bạn đang cần thực hiện công chứng giấy ủy quyền? Thủ tục này có những điểm gì cần lưu ý? Hãy đọc ngay bài viết sau đây.

Những vấn đề cần biết về thủ tục công chứng giấy ủy quyền
Hình 1. Những vấn đề cần biết về thủ tục công chứng giấy ủy quyền

 Hiện nay pháp luật chưa quy định về giấy ủy quyền nhưng nó được thừa nhận và sử dụng rộng rãi trong thực tế, đặc biệt là trong việc công chứng, chứng thực giấy ủy quyền. Vậy, cần lưu ý những vấn đề gì trước khi tạo lập và tiến hành thủ tục công chứng, chứng thực giấy ủy quyền? Bài viết sau sẽ nêu ra những vấn đề cần biết về thủ tục công chứng giấy ủy quyền.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền.

2. Công chứng giấy ủy quyền hay chứng thực giấy ủy quyền?

3. Chứng thực giấy ủy quyền có cần hai bên phải có mặt?

4. Chứng thực giấy ủy quyền ở đâu?

5. Giá trị pháp lý của giấy ủy quyền đã được chứng thực.

1. Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền.

  • Hiện nay, vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền là một. Mặc dù giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền đều là văn bản ủy quyền nhưng giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền có những điểm khác nhau cơ bản như sau:

Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền

  • Như vậy, với bảng phân biệt nêu trên thì giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền là hai văn bản ủy quyền có bản chất khác nhau. Do đó, thủ tục công chứng giấy ủy quyền cũng khác biệt so với thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

2. Công chứng giấy ủy quyền hay chứng thực giấy ủy quyền?

  • Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”.
  • Khác với công chứng, căn cứ Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì chứng thực được hiểu là việc xác nhận tính xác thực về mặt hình thức (về chủ thể, địa điểm, thời gian) của hợp đồng, giao dịch, văn bản, giấy tờ, bao gồm: chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực hợp đồng, giao dịch; chứng thực chữ ký (trong đó có chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền).
  • Như vậy, việc xác nhận giấy ủy quyền đều có thể được thực hiện theo thủ tục chứng thực quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP hoặc theo thủ tục công chứng quy định tại Luật Công chứng 2014. Tùy vào nhu cầu của người ủy quyền là muốn xác nhận về mặt hình thức (xác nhận chữ ký trong giấy ủy quyền) hay xác nhận về cả mặt hình thức lẫn nội dung của giấy ủy quyền.

Bài viết có thể bạn quan tâm: Các vấn đề cần biết về thủ tục công chứng chữ ký

3. Chứng thực giấy ủy quyền có cần hai bên phải có mặt?

  • Như đã phân tích tại Mục 1, giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của người ủy quyền và chứng thực giấy ủy quyền chính là việc chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền nên thủ tục chứng thực giấy ủy quyền không cần hai bên (người ủy quyền và người được ủy quyền) có mặt khi thực hiện.
  • Do đó, chỉ cần người ủy quyền minh mẫn, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định và việc chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền không thuộc các trường hợp không được chứng thực chữ ký sau đây thì người ủy quyền có thể yêu cầu chứng thực giấy ủy quyền:
    • Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
    • Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
    • Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
    • Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch.
  • Bên cạnh đó, căn cứ điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, chứng thực giấy ủy quyền chỉ cần có mặt của người ủy quyền đối với giấy ủy quyền đáp ứng đủ các điều kiện sau:
    • Không có thù lao;
    • Không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền; và
    • Không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
  • Lưu ý: Đối với giấy ủy quyền có quy định ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và có liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì giấy ủy quyền này được thực hiện theo thủ tục công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, giao dịch vì có sự thỏa thuận giữa hai bên (người ủy quyền và người được ủy quyền). Lúc này, khi thực hiện công chứng hoặc chứng thực giấy ủy quyền cần phải có mặt của cả hai bên (người ủy quyền và người được ủy quyền).

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền được thực hiện như thế nào?

Trình tự thủ tục công chứng giấy ủy quyền được thực hiện như thế nào?

4. Chứng thực giấy ủy quyền ở đâu?

  • Căn cứ Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định giấy ủy quyền được chứng thực tại những nơi sau đây:
    • Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; hoặc
    • Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; hoặc
    • Cơ quan đại diện; hoặc
    • Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.
  • Như vậy, sau khi lập giấy ủy quyền, người ủy quyền đến một trong bốn nơi nêu trên để thực hiện thủ tục chứng thực giấy ủy quyền.
  • Lưu ý: Việc chứng thực giấy ủy quyền sẽ không phụ thuộc vào nơi cư trú cụ thể của người ủy quyền.

5. Giá trị pháp lý của giấy ủy quyền đã được chứng thực.

  • Như đã phân tích ở Mục 1, giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của người ủy quyền nên không có giá trị pháp lý vì dễ dàng bị người khác sửa đổi và không có tính xác thực cao. Điều đó khiến người được ủy quyền khó khăn trong việc thực hiện đại diện ủy quyền cho người ủy quyền tham gia các giao dịch hoặc thực hiện các hành vi được nêu trong phạm vi ủy quyền.
  • Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định: “Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.”.
  • Như vậy, sau khi giấy ủy quyền được chứng thực chữ ký thì có thể đảm bảo chữ ký trong giấy ủy quyền là của người yêu cầu chứng thực chữ ký và làm căn cứ xác định trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực chữ ký phải đảm bảo tính chính xác của nội dung trong giấy ủy quyền. Từ đó, giúp bên thứ ba yên tâm khi giao dịch với người được ủy quyền.

 Dịch vụ công chứng, chứng thực tại Văn phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng
Hình 2. Dịch vụ công chứng, chứng thực tại Văn phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng

  • Văn phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng với đội ngũ công chứng viên có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn sâu rộng, tận tình phục vụ sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ công chứng tại văn phòng. Văn phòng công chứng Nguyễn Thành Hưng rất vinh dự và tự hào được cung cấp cho Quý khách các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.
  • Trên đây là những thông tin pháp luật về Những vấn đề cần biết về thủ tục công chứng giấy ủy quyền. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ, nắm bắt được các thông tin liên quan. Trong trường hợp Quý khách hàng còn thắc mắc về thủ tục này, hãy gọi ngay cho Văn Phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng qua hotline 1800 6365 để được tư vấn miễn phí.