Khác biệt giữa khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Tìm hiểu về khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
2. Điểm giống nhau giữa khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
3. Khác biệt giữa khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Khai nhận di sản và thỏa thuận phân chia di sản đều là thủ tục thực hiện với mục đích xác lập chuyển giao quyền sở hữu tài sản của người đã qua đời. Vậy hai thủ tục này khác nhau như thế nào? Tìm hiểu ngay để không nhầm lẫn giữa hai thủ tục này.
- Theo quy định của pháp luật tại Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền hưởng thừa kế của mọi chủ thể được quyết định dựa theo di chúc hoặc theo pháp luật. Mọi cá nhân đều có quyền lập di chúc để định đoạt, phân chia tài sản của mình, chuyển giao cho người khác sau khi họ qua đời.
- Để thực hiện việc thừa kế, người có quyền hưởng thừa kế phải thực hiện việc nhận di sản thông qua hoạt động khai nhận thừa kế hoặc thỏa thuận về việc phân chia di sản giữa các đồng thừa kế khác hoặc hưởng di sản theo nội dung di chúc và thực hiện chuyển quyền sở hữu di sản từ người chết sang cho người thừa kế.
- Tóm lại, khai nhận thừa kế và phân chia di sản thừa kế là những thủ tục cần thiết để người thừa kế có thể xác lập quyền sở hữu với di sản thừa kế do người đã chết để lại.
Điểm giống nhau giữa khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
- Chính vì đều là những thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu với di sản thừa kế nên nhiều người nhầm tưởng hai thủ tục này chỉ là một. Điểm giống nhau giữa hai thủ tục này là đều phải tuân thủ các quy định để thực hiện chuyển giao di sản thừa kế như:
- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản qua đời;
- Địa điểm mở thừa kế chính là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác định được địa điểm cuối cùng cư trú thì xác định dựa theo nơi tồn tại toàn bộ/phần lớn di sản thừa kế;
- Đối với chủ thể hưởng di sản phải còn sống/còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Hoặc đã được sinh ra và còn sống sau khi mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người có di sản chết.
- Bên cạnh đó, trường hợp người thừa kế thực hiện việc khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản có công chứng thì đều thực hiện theo quy định tại Luật công chứng 2014. Thủ tục công chứng của hai hình thức xác lập quyền sở hữu tài sản của người thừa kế có nhiều điểm tương đồng như:
- Về hồ sơ thực hiện công chứng: cần cung cấp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của người để lại di sản là bất động sản/tài sản phải thực hiện đăng ký sở hữu; Thừa kế theo di chúc thì cung cấp bản di chúc; Thừa kế theo pháp luật thì xuất trình các giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân (giấy khai sinh, quyết định nhận nuôi con nuôi…);
- Khai nhận di sản/thỏa thuận phân chia di sản đều cần thực hiện thủ tục niêm yết thụ lý công chứng trước khi tiến hành thủ tục công chứng…
- Về cơ bản có thể thấy rất nhiều người nhầm lẫn giữa thủ tục khai nhận và thủ tục thỏa thuận phân chia di sản. Cùng tìm hiểu các điểm khác nhau về hai thủ tục này để có thể phân biệt một cách dễ dàng, không bị nhầm lẫn:
- Tóm lại, thủ tục khai nhận di sản hay thủ tục thỏa thuận phân chia di sản đều hướng đến mục đích xác lập quyền chuyển giao tài sản của người chết để lại. Tuy nhiên việc áp dụng hai thủ tục này cần xem xét trong từng trường hợp cụ thể.
- Trên đây là phần trình bày liên quan đến sự khác biệt giữa khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài miễn phí 1800 6365 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.
➤ Có thể bạn quan tâm: Trường hợp khai nhận di sản không đủ người thừa kế.