Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Chi phí làm thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất mới nhất

Chi phí làm thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất mới nhất

29/01/2022


Người hưởng thừa kế cần quan tâm đến chi phí thực hiện thủ tục nhận di sản nhà đất. Vậy thừa kế cần nộp các loại phí gì? Mức phí cần đóng là bao nhiêu?

Chi phí làm thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất mới nhất

Chi phí làm thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất mới nhất

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Nhận thừa kế quyền sử dụng đất có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không?

1.1 Trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân.

1.2 Trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

2. Thừa kế quyền sử dụng đất có phải đóng lệ phí trước bạ?

2.1 Trường hợp miễn lệ phí trước bạ.

2.2 Trường hợp phải đóng lệ phí trước bạ.

3. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

4. Mức phí công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế.

  Khi thực hiện thủ tục nhận di sản thừa kế nhà đất, người có quyền hưởng di sản cần quan tâm đến mức chi phí để thực hiện thủ tục này? Vậy thừa kế di sản phải đáp ứng các loại phí gì? Mức phí cần đóng là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay tại bài viết này.

1. Nhận thừa kế quyền sử dụng đất có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không?

1.1 Trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân

  • Sau khi đã hoàn tất thủ tục niêm yết thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định pháp luật, người nhận thừa kế quyền sử dụng đất cần tiến hành nộp một số loại phí và thuế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hoàn thành thủ tục chuyển quyền sử dụng đất là tài sản thừa kế.
  • Tuy nhiên có một số trường hợp sẽ được miễn thuế thu nhập cụ thể tại điểm d, khoản 1, Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì nguồn thu nhập từ phát sinh khi nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.
  • Ví dụ như cha đẻ/mẹ đẻ để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất cho con đẻ thì người đó sẽ không cần nộp thuế thu nhập cá nhân; vợ để lại di sản thừa kế cho chồng là quyền sử dụng đất…

1.2 Trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân

  • Theo quy định tại khoản 9, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ban hành ngày 15/8/2013 thì các khoản thu nhập phát sinh khi nhận thừa kế phải chịu đối với bất động sản bao gồm việc nhận thừa kế là quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ thừa kế là bất động sản thuộc trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân tại mục 1.1
  • Vậy nếu không thuộc các trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân khi nhận thừa kế như đã trình bày ở trên, thì người nhận thừa kế cần chịu mức thuế thu nhập cá nhân như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp        = Giá trị bất động sản được thừa kế x Thuế suất 10%

2. Thừa kế quyền sử dụng đất có phải đóng lệ phí trước bạ?

2.1 Trường hợp miễn lệ phí trước bạ

  • Căn cứ theo quy định tại khoản 10, Điều 9, Nghị định 140/2016/NĐ-CP thì khi thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là những di sản được thừa kế thì những chủ thể sau đây sẽ được miễn đóng lệ phí trước bạ
  • Vợ với chồng;
  • Cha đẻ/mẹ đẻ với con đẻ;
  • Cha nuôi/mẹ nuôi với con nuôi;
  • Cha chồng/mẹ chồng với con dâu;
  • Cha vợ/mẹ vợ với con rể;
  • Ông nội/bà nội với cháu nội;
  • Ông ngoại/bà ngoại với cháu ngoại;
  • Anh/chị/em ruột với nhau.
  • Vậy nếu trường hợp của bạn rơi vào mối quan hệ thân nhân nêu trên thì bạn sẽ được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất được thừa kế.

Xem thêm về: Khác biệt giữa khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

2.2 Trường hợp phải đóng lệ phí trước bạ

  • Nếu bạn không thuộc các trường hợp được miễn lệ phí trước bạ như đã nêu trên thì khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở phải nộp lệ phí trước bạ, được tính như sau:

Lệ phí trước bạ = Giá trị bất động sản được thừa kế x 0.5%

  • Trong đó, giá trị bất động sản được nhận thừa kế sẽ căn cứ theo giá của Nhà nước, cụ thể:
  • Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì dựa trên giá đất tại bảng giá đất;
  • Di sản thừa kế là nhà ở thì dựa trên giá tính lệ phí trước bạ do các tỉnh thành quy định chi tiết.

3. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

  • Trong trường hợp người nhận thừa kế quyền sử dụng đất có nhu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận mới thay vì để giấy chứng nhận cũ và đăng ký biến động vào trang thứ 3, thứ 4 của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mức thu lệ phí phải nộp để được cấp giấy mỗi tỉnh sẽ khác nhau nhưng lệ phí này không vượt quá 100.000 VNĐ/giấy chứng nhận/một lần cấp.

4. Mức phí công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế

 Mức phí công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế

Mức phí công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế

  • Ngoài các loại thuế, lệ phí nêu trên thì thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất cũng bao gồm hoạt động công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế. Căn cứ theo quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC ban hành ngày 11/11/2016 thì mức phí công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế được chia theo giá trị quyền sử dụng đất được thừa kế như sau:

  • Tóm lại, mức phí công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế sẽ phụ thuộc vào giá trị bất động sản được nhận để xác định.
  • Trên đây là một thông tin liên quan đến chi phí làm thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất. Nếu còn vấn đề thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài miễn phí 1800 6365 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Tìm hiểu thêm về: Các loại phí, thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2021 mà bạn nên biết.