Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện, có bị xử phạt vi phạm hành chính?

Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện, có bị xử phạt vi phạm hành chính?

30/11/2021


Việc tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện, có bị xử phạt vi phạm hành chính và nếu có thì mức xử phạt là bao nhiêu?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?

2. Thế nào là tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện?

3. Mức xử phạt hành chính đối với việc tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

4. Biện pháp khắc phục hậu quả khi tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Ảnh minh họa)
Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Ảnh minh họa)

1. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?

  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc cá nhân, tổ chức chuyển giao đất và quyền sử dụng đất sang cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng và nhận được một khoản tiền tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất mà hai bên đã  thỏa thuận.

2. Thế nào là tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện?

  • Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 188 Luật đất đai 2013, theo đó:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

  • Như vậy, việc tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện là việc người sử dụng đất tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác khi chưa đảm bảo đủ các điều kiện theo như luật định tại Điều 188 và các quy định tại Điều 180, 190, 191,192,193 và 194 Luật đất đai 2013.

3. Mức xử phạt hành chính đối với việc tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

  • Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 18 Nghị định 91/2019/ NĐ-CP, hình thức và mức xử phạt đối với việc tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi không đáp ứng đủ điều kiện theo luật định  như sau:
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khu vực nông thôn, từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khu vực đồ thị trong trường hợp không đủ một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khu vực nông thôn, từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khu vực đô thị trong trường hợp không đủ từ hai điều kiện trở lên quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai.

➤ Xem thêm bài viết: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con: Cần lưu ý những gì?

4. Biện pháp khắc phục hậu quả khi tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

  • Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 18 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, theo đó biện pháp khắc phục hậu quả việc tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:
  • Buộc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất, bên thuê đất phải trả lại đất cho người sử dụng đất trước khi nhận chuyển quyền, thuê đất; trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
  • Buộc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất chưa có Giấy chứng nhận nhưng có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 82 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung tại khoản 54 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP;
  • Buộc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất mà bên chuyển quyền là tổ chức đã giải thể, phá sản, là cá nhân đã chuyển đi nơi khác được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm không xác định được địa chỉ hoặc cá nhân đã chết hoặc được tòa án tuyên bố là đã chết mà không có người thừa kế hợp pháp;
  • Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, cho thuê lại đất đã thu trong thời gian sử dụng đất còn lại;
  • Buộc bên chuyển nhượng, bên cho thuê, cho thuê lại đất, bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất không đủ điều kiện trong thời gian vi phạm; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 7 của Nghị định này;
  • Thu hồi đất đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nhưng đã hết hạn sử dụng đất mà không được gia hạn theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai;
  • Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  • Nếu bạn đọc có hoặc còn bất cứ thắc mắc nào về việc tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ đến văn phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng qua số hotline 1800 6365 để được Công chứng viên tư vấn tận tình, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Xin cảm ơn!

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN THÀNH HƯNG

“ĐÚNG CAM KẾT – TRỌN NIỀM TIN”