Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhận cọc mới nhất

Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhận cọc mới nhất

11/01/2022


Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhận cọc thực hiện như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay? Bài viết sau sẽ trình bày vấn đề trên.

Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhận cọc thực hiện như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay? Bài viết sau sẽ trình bày vấn đề trên.

Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhận cọc mới nhất

Hình 1. Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhận cọc mới nhất

  Khi thực hiện các giao dịch mua bán nhà, mua bán hàng hóa... bên mua thường đặt cọc cho bên bán để làm tin. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bên bán không thể nhận tiền cọc nên ủy quyền nhận cọc xuất hiện để giúp bên bán có thể dễ dàng nhận tiền cọc từ bên mua mà không tốn quá nhiều thời gian. Vậy, hợp đồng ủy quyền nhận cọc có bắt buộc công chứng không? Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhận cọc thực hiện như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây.

 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hợp đồng ủy quyền nhận cọc là gì?

2. Hợp đồng ủy quyền nhận cọc có bắt buộc công chứng không?

3. Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhận cọc.

3.1. Thành phần hồ sơ..

3.2. Các bước thực hiện.

4. Giá trị pháp lý của hợp đồng ủy quyền nhận cọc đã được công chứng.

1. Hợp đồng ủy quyền nhận cọc là gì?

  • Căn cứ khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, đặt cọc là là việc bên đặt cọc giao tài sản đặt cọc (một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác) cho bên nhận đặt cọc trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Khi hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền của bên đặt cọc.
  • Căn cứ Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa người ủy quyền và người được ủy quyền để người được ủy quyền thực hiện một hoặc một số công việc đại diện người ủy quyền thuộc phạm vi ủy quyền trong thời hạn ủy quyền (có thù lao hoặc không có thù lao).

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Những điều cần biết về hợp đồng ủy quyền có thù lao.

Những điều cần biết về hợp đồng ủy quyền không có thù lao.

  • Như vậy, từ hai quy định nêu trên, hợp đồng ủy quyền nhận cọc được hiểu là sự thỏa thuận giữa người ủy quyền (bên nhận đặt cọc) và người được ủy quyền về việc người được ủy quyền sẽ thay mặt người ủy quyền nhận tài sản đặt cọc từ bên đặt cọc. Các bên có thể thỏa thuận người ủy quyền trả thù lao cho người được ủy quyền khi người ủy quyền thực hiện công việc nhận cọc.

2. Hợp đồng ủy quyền nhận cọc có bắt buộc công chứng không?

  • Hiện nay, pháp luật không quy định hình thức hợp đồng ủy quyền nhận cọc, có thể được lập bằng lời nói, bằng văn bản có hoặc không có công chứng, chứng thực. Như đã nêu tại Mục 1, tài sản đặt cọc là tài sản nhằm đảm bảo giao kết, thực hiện hợp đồng nên việc ủy quyền nhận cọc ảnh hưởng trực tiếp việc giao kết, thực hiện hợp đồng giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc. Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và tránh các rủi ro pháp lý có thể xảy ra, người ủy quyền (bên nhận đặt cọc) và người được ủy quyền nên thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhận cọc.

3. Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhận cọc.

 Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhận cọc

Hình 2. Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhận cọc

  • Căn cứ Điều 40, 41 Luật Công chứng 2014 quy định trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhận cọc như sau:

3.1. Thành phần hồ sơ.

  • Hồ sơ công chứng hợp đồng ủy quyền nhận cọc gồm các loại giấy tờ sau:
  • Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng;
  • Dự thảo Hợp đồng ủy quyền nhận cọc (nếu có);
  • Bản chính Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của các bên trong hợp đồng ủy quyền nhận cọc;
  • Bản chính Sổ hộ khẩu của các bên trong hợp đồng ủy quyền nhận cọc;
  • Bản chính Giấy chứng minh tình trạng hôn nhân: Giấy đăng ký kết hôn, Giấy xác nhận tình trạng độc thân của các bên trong hợp đồng ủy quyền nhận cọc;
  • Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản, Giấy đăng ký tài sản... của người ủy quyền đối với tài sản phải đăng ký theo quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng ủy quyền nhận cọc.

3.2. Các bước thực hiện.

  • Bước 1: Nộp hồ sơ:
  • Người yêu cầu nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ nêu trên tại bất kỳ trụ sở tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng) nào trên cả nước.
  • Người yêu cầu có thể yêu cầu thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền nhận cọc tại nhà hoặc nơi khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng nếu là người già yếu, khó khăn trong việc đi lại,...

Bài viết có thể bạn quan tâm: Lưu ý về thủ tục công chứng tại nhà mà bạn nên biết.

  • Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
  • Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên đề nghị các bên làm rõ; trường hợp không làm rõ được thì công chứng viên từ chối công chứng.
  • Bước 3: Thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền nhận cọc:
  • Trường hợp các bên có dự thảo hợp đồng ủy quyền nhận cọc: Công chứng viên kiểm tra dự thảo; nếu nội dung dự thảo vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội thì các bên sửa chữa theo yêu cầu của công chứng viên. Nếu không sửa chữa thì công chứng viên từ chối công chứng.
  • Trường hợp các bên không có dự thảo hợp đồng ủy quyền nhận cọc: Công chứng viên soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu các bên nếu nội dung giao kết hợp đồng ủy quyền nhận cọc không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Các bên tự đọc lại dự thảo hợp đồng. Các bên đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng ủy quyền nhận cọc thì ký vào từng trang của hợp đồng.
  • Công chứng viên ghi lời chứng, ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
  • Bước 4: Trả kết quả:
  • Công chứng viên thu phí, thù lao công chứng và trả hồ sơ cho người yêu cầu.
  • Thời hạn công chứng: không quá 02 ngày làm việc; trường hợp hợp đồng ủy quyền nhận cọc có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài không quá 10 ngày làm việc.

4. Giá trị pháp lý của hợp đồng ủy quyền nhận cọc đã được công chứng.

  • Căn cứ khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định giá trị pháp lý của hợp đồng ủy quyền nhận cọc được công chứng là giá trị chứng cứ. Theo đó, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng ủy quyền nhận cọc được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp hợp đồng ủy quyền nhận cọc được công chứng bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
  • Như vậy, khi các bên trong hợp đồng ủy quyền nhận cọc thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng thì hợp đồng này có giá trị chứng cứ mà các bên không phải chứng minh khi có tranh chấp xảy ra mà các bên khởi kiện ra Tòa án. Trường hợp một trong các bên có căn cứ chứng minh được việc công chứng hợp đồng ủy quyền nhận cọc đã vi phạm pháp luật thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng ủy quyền nhận cọc vô hiệu. Lúc này, khi có tranh chấp xảy ra và các bên khởi kiện ra Tòa án thì các bên phải chứng minh nội dung hợp đồng, cụ thể là các tình tiết, sự kiện diễn ra trong quá trình thực hiện hợp đồng ủy quyền nhận cọc.
  • Trên đây là những thông tin pháp luật về Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhận cọc. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ, nắm bắt được các thông tin liên quan. Trong trường hợp Quý khách hàng còn thắc mắc về thủ tục công chứng hợp đồng mua bán xe máy cũ, hãy gọi ngay cho Văn Phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng qua hotline 1800 6365 để được tư vấn miễn phí.