Sau thời gian hoạt động, các công chứng viên hợp danh của văn phòng công chứng không thể tiếp tục hành nghề thì có thể thực hiện chuyển nhượng văn phòng công chứng.

Thủ tục chuyển nhượng văn phòng công chứng được thực hiện như thế nào?
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Văn phòng công chứng.
2. Điều kiện chuyển nhượng văn phòng công chứng.
2.1 Điều kiện đối với văn phòng công chứng chuyển nhượng.
2.2 Điều kiện đối với công chứng viên chuyển nhượng văn phòng.
2.3 Điều kiện đối với công chứng viên nhận chuyển nhượng văn phòng.
3. Hồ sơ và thủ tục chuyển nhượng văn phòng công chứng.
3.1 Hồ sơ cần chuẩn bị chuyển nhượng.
3.2 Thủ tục chuyển nhượng văn phòng công chứng.
4. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng.
4.1 Hồ sơ cần chuẩn bị.
4.2 Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng.
Sau một thời gian hoạt động hành nghề công chứng, công chứng viên vì một hoặc nhiều lý do khác nhau không thể tiếp tục tổ chức và hoạt động văn phòng công chứng thì có thể chuyển nhượng văn phòng công chứng. Vậy điều kiện để chuyển nhượng văn phòng công chứng được quy định như thế nào? Thủ tục chuyển nhượng văn phòng công chứng được thực hiện như thế nào? Đọc ngay bài viết này!
- Theo quy định tại Điều 22 Luật công chứng 2014 thì Văn phòng công chứng là đơn vị được tổ chức và hoạt động công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch; chứng thực bản sao từ sổ gốc, bản sao từ bản chính... Theo quy định của pháp luật hiện nay Văn phòng công chứng chỉ được hoạt động theo mô hình công ty hợp danh và tuân thủ quy định pháp luật liên quan đến loại hình công ty này. Tuy nhiên, văn phòng công chứng khác với mô hình công ty hợp danh ở điểm văn phòng công chứng phải có từ hai thành viên hợp danh trở lên là công chứng viên và văn phòng công chứng sẽ không có thành viên góp vốn. Đồng thời vì là loại hình tổ chức hoạt động trong lĩnh vực pháp lý nên văn phòng công chứng cần đáp ứng một số điều kiện để thành lập văn phòng công chứng theo quy định pháp luật
➤ Tìm hiểu thêm: Thủ tục thành lập văn phòng công chứng
- Theo quy định pháp luật, điều kiện để thực hiện việc chuyển nhượng văn phòng công chứng được chia thành 03 nhóm chính:
- Điều kiện đối với văn phòng công chứng chuyển nhượng;
- Điều kiện đối với công chứng viên chuyển nhượng văn phòng;
- Điều kiện đối với công chứng viên nhận chuyển nhượng văn phòng.
- Căn cứ theo khoản 1, Điều 29 Luật công chứng 2014 thì “Văn phòng công chứng được chuyển nhượng khi đã hoạt động công chứng được ít nhất 02 năm”. Nghĩa là đối với văn phòng công chứng muốn tiến hành chuyển nhượng cho chủ thể khác yêu cầu văn phòng công chứng đó đã hoạt động thực hiện các thủ tục thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật. Đối với các trường hợp đã đảm bảo thời hạn là 02 năm hoạt động thì xem xét thêm các điều kiện về chủ thể. Tuy nhiên, có những trường hợp thời hạn tối thiểu pháp luật yêu cầu chỉ mới gần đủ 02 năm. Vậy làm sao xác định chính xác theo quy định. Căn cứ theo khoản 5, Điều 23 Luật công chứng 2014 thì Văn phòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động. Vậy để xác định thời hạn tối thiểu có thể chuyển nhượng văn phòng công chứng sẽ được tính từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động mà pháp luật đã quy định.
- Theo quy định tại khoản 1, Điều 29 Luật công chứng 2014 thì điều kiện của công chứng viên đã thực hiện chuyển nhượng văn phòng công chứng là công chứng viên đó không được phép tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng. Tại sao pháp luật lại quy định điều kiện này đối với công chứng viên sẽ chuyển nhượng văn phòng? Vì cơ bản hoạt động công chứng là một trong những hoạt động pháp lý. Văn phòng công chứng được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật. Không phải bất kỳ chủ thể nào cũng có thể đăng để hoạt động văn phòng công chứng. Vì vậy công chứng viên đã đăng ký hoạt động phải có trách nhiệm với văn phòng. Nếu đã ngừng việc hoạt động công chứng của mình thông qua hoạt động chuyển nhượng văn phòng thì khi muốn thành lập lại văn phòng công chứng cũng cần thời gian nhất định và xem xét lại quyết định thành lập một văn phòng công chứng mới.
- Căn cứ khoản 2, Điều 29 Luật công chứng 2014 thì công chứng viên nhận chuyển nhượng văn phòng công chứng cần đáp ứng các điều kiện như sau:
- Công chứng viên nhận chuyển nhượng phải là công chứng viên đã hành nghề từ 02 năm trở lên (người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng Văn phòng công chứng);
- Phải cam kết kết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình dự định nhận chuyển nhượng;
- Phải cam kết kế thừa các quyền và nghĩa vụ của văn phòng công chứng nhận chuyển nhượng.
- Những điều kiện của công chứng viên trên nhằm đảm bảo việc người tiếp nhận chuyển nhượng phải phù hợp với quy định pháp luật. Bảo đảm giá trị pháp lý của hoạt động công chứng, không làm sai lệch đi giá trị của văn phòng công chứng.

Hồ sơ và thủ tục chuyển nhượng văn phòng công chứng
- Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 15 Nghị định 29/2015/NĐ-CP ban hành 15/3/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật công chứng thì hồ sơ cần chuẩn bị chuyển nhượng văn phòng công chứng bao gồm:
- Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng công chứng, nội dung của hợp đồng phải đảm bảo có các thành phần sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;
- Tên, số Quyết định bổ nhiệm công chứng viên của các công chứng viên nhận chuyển nhượng;
- Giá chuyển nhượng, việc thanh toán tiền và bàn giao Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên và các nội dung khác có liên quan.
- Lưu ý: Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải có chữ ký của công chứng viên hợp danh đại diện cho các công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng, các công chứng viên nhận chuyển nhượng và phải được công chứng;
-
- Văn bản cam kết của các công chứng viên nhận chuyển nhượng về việc kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ; tiếp nhận toàn bộ yêu cầu công chứng đang thực hiện và hồ sơ đang được lưu trữ tại Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;
- Biên bản kiểm kê hồ sơ công chứng của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;
- Quyết định bổ nhiệm công chứng viên của các công chứng viên nhận chuyển nhượng (Bản sao); Giấy tờ chứng minh đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với công chứng viên nhận chuyển nhượng dự kiến sẽ trở thành Trưởng Văn phòng công chứng;
- Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;
- Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.
- Đối với thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng công chứng được thực hiện tại Văn phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng, qúy khách hàng sẽ được Công chứng viên tư vấn và hướng dẫn tận tình về hồ sơ pháp lý để thực hiện thủ tục công chứng. Hoặc quý khách có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài miễn phí 1800 63 65 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất về trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng văn phòng công chứng.
- Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
- Văn phòng Công chứng có nhu cầu chuyển nhượng chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như mục 3.1 và nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp.
- Bước 2: Sở Tư pháp kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ chuyển nhượng văn phòng công chứng:
-
-
-
- Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ: cấp Biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ;
- Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ/chưa hợp lệ: công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định pháp luật.
- Bước 3: Sở Tư pháp lấy ý kiến của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
-
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp lấy ý kiến của Hội Công chứng viên (tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên) và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
- Bước 4: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng văn phòng công chứng
-
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng. Trong trường hợp từ chối, thì thông báo bằng văn bản và có nêu rõ lý do không chấp thuận.
- Bước 5: Nhận kết quả theo giấy hẹn
-
- Văn phòng công chứng đến nhận kết quả là Quyết định cho phép chuyển nhượng văn phòng công chứng/Thông báo từ chối chuyển nhượng văn phòng công chứng theo thời gian được xác định trong giấy hẹn.
- Căn cứ theo khoản 3, Nghị định 29/2015/NĐ-CP thì công chứng viên nhận chuyển nhượng phải làm đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng nhận chuyển nhượng.
- Hồ sơ cần chuẩn bị đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng bao gồm:
-
- Đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng;
- Quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng của Sở Tư Pháp;
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng
- Giấy đăng ký hành nghề của các công chứng viên nhận chuyển nhượng.
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
- Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo mục 4.1 và nộp hồ sơ đăng ký nội dung thay đổi tại Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng đã đăng ký hoạt động.
- Bước 2: Sở Tư pháp tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ chuyển nhượng văn phòng công chứng:
- Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ: cấp Biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ;
- Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ/chưa hợp lệ: công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định pháp luật.
- Bước 3: Sở Tư pháp xem xét hồ sơ đề nghị
-
- Sở Tư pháp xem xét hồ sơ đề nghị và cấp lại giấy đăng ký hoạt động trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ. Trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 4: Nhận kết quả theo giấy hẹn
-
- Văn phòng công chứng đến nhận kết quả là giấy đăng ký hoạt động đã được cấp lại/Thông báo từ chối cấp giấy đăng ký hoạt động theo thời gian được xác định trong giấy hẹn.