Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Quy định về nghĩa vụ góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

Quy định về nghĩa vụ góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

26/01/2022


Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về nghĩa vụ góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Quy định về nghĩa vụ góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hình 1. Quy định về nghĩa vụ góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

  Nghĩa vụ góp vốn giữa các thành viên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh luôn là vấn đề mà những cá nhân, pháp nhân chuẩn bị giao kết đều thắc mắc. Do đó, bài viết sau đây sẽ trình bày quy định pháp luật về nghĩa vụ góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh và những vấn đề pháp lý liên quan hợp đồng hợp tác kinh doanh.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

2. Quy định về nghĩa vụ góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.

3. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh.

1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

  • Trong sản xuất, kinh doanh cùng một ngành nghề, một lĩnh vực kinh doanh, cá nhân, pháp nhân có thể hợp tác, liên kết với nhau bằng một hợp đồng hợp tác để cùng sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
  • Căn cứ khoản 1 Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các bên (cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Theo đó, hợp đồng này phải được lập thành văn bản và không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
  • Trên cơ sở nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể xác định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi thành viên. Nhóm hợp tác này không có tư cách pháp nhân nên để thuận tiện cho việc tham gia các quan hệ dân sự thì các thành viên có thể cử một thành viên khác làm người đại diện hoặc tất cả thành viên cùng tham gia giao dịch.

2. Quy định về nghĩa vụ góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.

  • Bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự liên kết của các thành viên hợp tác cùng thực hiện một công việc hoặc cùng sản xuất kinh doanh nên mỗi thành viên phải đóng góp một phần tài sản theo thỏa thuận và cùng tạo lập khối tài sản chung theo phần của các thành viên.
  • Tài sản đóng góp bao gồm bất động sản và động sản. Căn cứ khoản 1 Điều 506 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nêu các thành viên hợp tác thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì thành viên đó phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 và phải bồi thường thiệt hại.
  • Căn cứ khoản 2 Điều 506 Bộ luật Dân sự 2015, các thành viên hợp tác thỏa thuận về việc sử dụng tài sản chung. Đối với những tài sản có giá trị lớn hoặc là tư liệu sản xuất chủ yếu của nhóm hợp tác thì việc định đoạt phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của các thành viên hợp tác. Đối với tài sản khác thì việc định đoạt do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Lưu ý: Khi nhóm hợp tác còn tồn tại thì các thành viên hợp tác kông được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.
  • Việc phân chia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.

Bài viết bạn có thể quan tâm: Hợp đồng góp vốn bằng tiền.

3. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh.

 Các trường hợp chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hình 2. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh

  • Căn cứ Điều 512 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh gồm:
  • Theo thoả thuận của các thành viên hợp tác. Khi hợp đồng hợp tác kinh doanh đang tồn tại mà công việc hợp tác không đạt hiệu quả như các bên mong muốn ban đầu tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc vì những lý do khác mà các thành viên hợp tác có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh.
  • Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các thành viên hợp tác có thể thỏa thuận thời hạn hợp tác cùng làm một công việc, khi hết thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác kinh doanh thì hợp đồng này đương nhiên chấm dứt.
  • Mục đích hợp tác đã đạt được. Khi tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, các thành viên xác định mục đích của việc xác lập hợp đồng hợp tác kinh doanh, nếu mục đích đó đã đạt được thì hợp đồng này không còn cần thiết đối với các thành viên hợp tác nữa nên hợp đồng này chấm dứt.
  • Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động không đúng với mục đích xác lập hợp đồng mà xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ quyết định giải thể nhóm hợp tác đó.
  • Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan. Hợp đồng hợp tác kinh doanh được xác lập nhằm mục đích cùng thực hiện một công việc hoặc cùng sản xuất kinh doanh, cho nên hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể xác lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư,... và hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ chấm dứt theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và các luật riêng đó nếu có quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh.
  • Lưu ý: Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng này phải được thanh toán; nếu tài sản chung của các thành viên hợp tác không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 509 Bộ luật Dân sự 2015. Trường hợp các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được thanh toán xong mà tài sản chung của các thành viên hợp tác vẫn còn thì tài sản chung này được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Bài viết có thể bạn quan tâm: Quy định của pháp luật về việc góp vốn.

  • Trên đây là những thông tin pháp luật về Quy định về nghĩa vụ góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ, nắm bắt được các thông tin liên quan. Trong trường hợp Quý khách hàng còn thắc mắc, hãy gọi ngay cho Văn Phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng qua hotline 1800 6365 để được tư vấn miễn phí.