Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Quy định của pháp luật về việc góp vốn

Quy định của pháp luật về việc góp vốn

19/08/2021


“Góp vốn” theo quy định của Luật Doanh Nghiệp được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Việc góp vốn này được thực hiện trong việc thành lập doanh nghiệp mới hoặc góp thêm phần vốn vào các doanh nghiệp đã được thành lập....

“Góp vốn” theo quy định của Luật Doanh Nghiệp được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Việc góp vốn này được thực hiện trong việc thành lập doanh nghiệp mới hoặc góp thêm phần vốn vào các doanh nghiệp đã được thành lập. Điều này đã được cụ thể hóa trong luật Doanh Nghiệp Việt Nam năm 2020, căn cứ theo khoản 18, Điều 4: Giải thích từ ngữ có quy định như sau: “ Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.”

  • Vốn góp có thể là các các tài sản khác nhau mà theo Điều 34 của Luật này có quy định về tài sản góp vốn:

“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”

  • Như vậy, có thể hiểu hoạt động góp vốn vào công ty là việc một cá nhân hay tổ chức chuyển dịch tài sản của mình theo một trình tự, thủ tục nhất định và theo đó, họ sẽ được hưởng các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc góp vốn. Bản chất của quan hệ góp vốn là “sự hùn vốn” giữa các cá nhân với nhau hoặc giữa cá nhân với tổ chức dẫn đến sự chi phối, chia sẻ lợi ích giữa những người cùng góp vốn. Việc góp vốn được lập thành hợp đồng, gọi là Hợp đồng góp vốn.
  • “Hợp đồng góp vốn” có thể hiểu là sự thỏa thuận bằng văn bản được các bên thỏa thuận, thống nhất ý kiến, tự nguyện ký kết nhằm mục đích để góp vốn hợp tác kinh doanh với nhau nhằm tạo ra lợi nhuận và phân chia lợi nhuận. Nhiều người có thể gọi hợp đồng góp vốn với tên hợp đồng hợp tác đầu tư. Khi tiến hợp đồng góp vốn thì các bên nên lập thành văn bản và tùy từng loại tài sản mà lập thành các loại hợp đồng khác nhau. Tuy nhiên các bên cần phải lưu ý những nội dung cần thiết phải có trong hợp đồng góp vốn như sau:
    • Về chủ thể giao kết hợp đồng: có thể là cá nhân ký kết với cá nhân hoặc tổ chức ký với tổ chức, cá nhân với tổ chức. Cần thiêt phải nêu rõ thông tin của chủ thể tham gia hợp đồng, điều đó dựa vào các giấy tờ pháp lý như căn cước công dân/ hộ chiếu, giấy đăng ký hoạt động doanh nghiệp, tổ chức…
    • Hợp đồng cần được xác định rõ các đối tượng trong hợp đồng hợp tác đầu tư, đó là tài sản góp vốn và giá trị của tài sản góp vốn mà các bên thỏa thuận đưa vào hoạt động góp vốn.
    • Các bên phải thỏa thuận ghi rõ trong hợp đồng về thời hạn của hợp đồng, mục đích vủa việc góp vốn và các phương thức thực hiện hợp đồng, thực hiện việc đăng ký và xóa đăng ký góp vốn rõ ràng.
    • Quyền và nghĩa vụ, cám kết của mỗi bên phải được thỏa thuận rõ ràng và ghi trong nội dung của hợp đồng
    • Các bên cũng nên thỏa thuận thêm các phương thức để giải quyết tranh chấp, cùng thống nhất và đề cập cách giải quyết nếu không thỏa thuận được với nhau khi thực hiện hợp đồng.
    • Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận các mục điều khoản khác cần thiết với mục đích góp vốn, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
  • Quý khách vui lòng gọi ngay 1800 6365 để được tư vấn và giải quyết các thắc mắc Hợp đồng đặt cọc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN THÀNH HƯNG

“ĐÚNG CAM KẾT – TRỌN NIỀM TIN”