Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Một số vấn đề cần lưu ý khi đặt cọc mua bán nhà?

Một số vấn đề cần lưu ý khi đặt cọc mua bán nhà?

03/12/2021


Khi đặt cọc mua bán nhà cần lưu ý những gì? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Một số vấn đề cần lưu ý khi đặt cọc mua bán nhà (Ảnh minh họa )
Một số vấn đề cần lưu ý khi đặt cọc mua bán nhà (Ảnh minh họa )

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1.Đặt cọc là gì?

2.Khi đặt cọc mua bán nhà cần lưu ý những gì?

3.Dịch vụ công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà - Văn phòng công chứng Nguyễn Thành Hưng

1.Đặt cọc là gì?

  • Khái niệm về đặt cọc được quy định tại Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó:
  • Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
  • Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Như vậy, việc đặt cọc là biện pháp bảo đảm mà bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hay vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn nhất định để đảm bảo việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng giữa hai bên.

2.Khi đặt cọc mua bán nhà cần lưu ý những gì?

  • Để loại trừ rủi ro pháp  lý, khi đặt cọc mua bán nhà các bên cần lưu ý một số nội dung sau đây:
  • Kiểm tra tính pháp lý căn nhà

Khi mua nhà cần lưu ý chọn căn nhà có đầy đủ giấy tờ pháp lý như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở để biết căn nhà có đang bị tranh chấp hay bị kê biên thi hành án, bị thế chấp hoặc đang chấp hành quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền hay không. Và để chắc chắn, bạn nên yêu cầu người bán cung cấp bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (có công chứng mới nhất).

Sau đó, người mua nên đến trực tiếp Ủy ban nhân dân địa phương để yêu cầu cung cấp thông tin tương tự rồi đối chiếu thông tin từ hai nguồn xem có khớp nhau hay không. Hoặc có thể mang ra Phòng/Văn phòng công chứng để hỏi.

  • Liên hệ ngay 1800 6365 - Văn phòng công chứng Nguyễn Thành Hưng để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất về vấn đề này!
  • Kiểm tra tính chính danh của chủ nhà/chủ nhà có phải là chính chủ không

Để xác minh tính chính danh của chủ nhà, người mua cần đối chiếu thông tin của người bán (bao gồm hộ khẩu, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân) với thông tin trên sổ đỏ để đảm bảo người đang giao dịch với mình chính xác là chủ nhà/ chủ sở hữu bất động sản đó hoặc là người đại diện theo đúng quy định của pháp luật và có năng lực hành vi dân sự. Trường hợp người bán đã có vợ/chồng thì cần xem xét thông tin của cả hai.

Cẩn thận hơn nữa thì người mua có thể xin một bản photo sổ hồng (hoặc chụp hình) và trực tiếp đến UBND phường/tổ dân phố ở đó nhờ họ kiểm tra danh tính của chủ nhà. 

  • Kiểm tra xem nhà có bị quy hoạch không?

Khi xác minh thông tin căn nhà với Ủy ban nhân dân địa phương, người mua nhà nên hỏi thêm thông tin về quy hoạch đất ở đó, để xem căn nhà có đang nằm trong diện giải tỏa hay không. Thường thì Phòng Quản lý đô thị hoặc bộ phận kiểm tra quy hoạch thuộc các UBND Quận/Huyện tại đó sẽ có đầy đủ thông tin mà người mua nhà đang cần.

  • Tìm hiểu lịch sử căn nhà

Tuy lịch sử của căn nhà không liên quan đến pháp luật nhưng lại có sự ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của người sử dụng và tính thanh khoản. Nếu trong nhà có người chết vì lý do xô xát, tự tử hay bán nhà do vợ chồng mâu thuẫn, ly hôn, chia tài sản thì người ở thường sẽ cảm thấy không an tâm. Đây là tâm lý mua nhà phổ biến của người phương Đông, thường xem trọng các giá trị tâm linh, phong thuỷ.

Nếu như bạn mua nhà để ở và hoàn toàn không quan tâm đến những vấn đề này thì không sao nhưng nếu mua để đầu tư chuyển nhượng thì nên kiểm tra kỹ lịch sử ngôi nhà vì có thể người mua sau sẽ kén chọn, ngần ngại và từ chối. Rất nhiều người mua nhà để bán lại nhưng mua phải căn có người chết oan, khi dẫn khách tới xem nhà thì nghe hàng xóm bàn tán xung quanh khiến giao dịch thất bại.

  • Lưu ý về soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà

Sau khi đảm bảo các vấn đề trên, bạn có thể yên tâm làm hợp đồng đặt cọc. Đặt cọc nên có hợp đồng giấy trắng mực đen, theo đúng mẫu quy định của pháp luật thì mới có giá trị pháp lý dù không nhất thiết phải công chứng. Có nhiều người vì tin tưởng, chủ quan hoặc chưa đủ kiến thức nên đặt tiền cọc bằng thỏa thuận miệng, giấy viết tay, văn bản không theo mẫu quy định. Những hình thức như thế  này sẽ gây thiệt thòi cho người mua khi có tranh chấp xảy ra, vừa gây mất tiền đặt cọc vừa không đảm bảo được quyền lợi sở hữu nhà mà còn gặp nhiều phiền toái phát sinh sau này.

Bên nào soạn thảo hợp đồng đặt cọc thì bên đó có lợi, do hợp đồng đặt cọc là văn bản quan trọng nhất vì nó là văn bản được ký đầu tiên giữa các bên giao dịch. Bạn nên nhờ chuyên gia có kinh nghiệm hoặc luật sư chuyên về lĩnh vực bất động sản giúp bạn việc này.

  • Kiểm tra điều khoản hợp đồng đặt cọc trước khi ký

Trước khi ký hợp đồng đặt cọc, chúng ta nên kiểm tra kỹ các điều khoản cần thiết như: thông tin nhân thân, địa chỉ nhà, số tờ, số thửa, bản đồ vị trí, giá mua bán, các đợt thanh toán, ngày bàn giao nhà, thuế, phí, lệ phí... Và để tránh những rắc rối về sau, hợp đồng đặt cọc cần có chữ ký của cả vợ và chồng (nếu người bán có vợ/chồng).

Ngoài ra, người mua nhà cũng cần có biên bản xác nhận giao nhận tiền hoặc uỷ nhiệm chi của ngân hàng sau khi đã giao tiền cho bên bán.

  • Lưu ý sau khi ký hợp đồng đặt cọc
  • Nếu bạn phải vay ngân hàng thì nên liên hệ ngay với họ để hỏi thủ tục, nên chọn ngân hàng cho vay tốt nhất phù hợp với điều kiện tài chính của mình.
  • Giải quyết với người thuê nhà trong trường hợp căn nhà có người đang thuê .
  • Chuẩn bị tài chính
  • Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà có phải công chứng?

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà có thể công chứng hoặc không. Nếu không công chứng, hợp đồng vẫn có hiệu lực pháp lý theo Điều 328, Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro trong trường hợp hai bên xảy ra tranh chấp cũng như đảm bảo được quyền và lợi ích cho các bên thì hợp đồng đặt cọc mua bán nhà nên được công chứng .

Tất cả những lưu ý trên vô cùng quan trọng, bỏ qua một bước đều tiềm ẩn rủi ro cho bạn.

3.Dịch vụ công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà - Văn phòng công chứng Nguyễn Thành Hưng

  • Văn phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng được thành lập theo quyết định số 675/QĐ-UBND ngày 23 tháng 2 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và đã đi vào hoạt động theo Giấy phép Đăng ký hoạt động số 41.02.0050/TP-CC-ĐKHĐ ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Với đội ngũ Công chứng viên có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công chứng và có nhiều năm công tác pháp luật trong ngành Tư pháp như Thẩm phán, Luật sư, Công chứng viên v.v... và đội ngũ Thư ký nghiệp vụ có trình độ cử nhân Luật, được đào tạo nghiệp vụ công chứng tại Học viện Tư pháp và đã từng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho các tổ chức ngành nghề công chứng có uy tín trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với quy trình làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật, đã tạo được nhiều niềm tin và uy tín với khách hàng. Văn phòng công chứng Nguyễn Thành Hưng rất vinh dự và tự hào được cung cấp cho Quý khách các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.
  • Nếu Quý khách có hoặc còn bất cứ thắc mắc nào liên quan Một số vấn đề cần lưu ý khi đặt cọc mua bán nhà, vui lòng gọi ngay 1800 6365 để được Luật sư tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất, hiệu quả nhất. Xin cảm ơn!

➤ Xem thêm: