Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không?

Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không?

13/01/2022


Giao dịch thuê nhà là hoạt động diễn ra sôi nổi đặc biệt là tại các thành phố lớn. Vậy hợp đồng thuê nhà có cần công chứng hay không? Cùng tìm hiểu tại bài viết này

Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không?

Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hợp đồng thuê nhà là gì?

1.1 Hợp đồng thuê nhà là gì?

1.2 Nội dung của hợp đồng thuê nhà.

2. Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không?

3. Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng thuê nhà.

  Giao dịch thuê nhà là hoạt động diễn ra sôi nổi đặc biệt là tại các thành phố lớn. Hợp đồng thuê nhà là giấy tờ pháp lý thể hiện giao dịch thuê nhà. Vậy hợp đồng thuê nhà có cần công chứng hay không? Việc giao kết hợp đồng thuê nhà cần lưu ý những điểm gì? Tìm hiểu ngay tại đây.

1. Hợp đồng thuê nhà là gì?

1.1 Hợp đồng thuê nhà là gì?

  • Giao dịch thuê hay cho thuê tài sản, đặc biệt là thuê nhà ở diễn ra rất phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Việc thuê tài sản diễn ra rất phổ biến như: hoạt động thuê xe ô tô, thuê nhà ở, thuê phòng trọ…Dựa trên quy định tại Điều 472, Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng thuê tài sản thì hợp đồng thuê nhà được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao nhà cho bên thuê nhà để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê nhà phải thanh toán tiền thuê nhà.
  • Các bên sẽ tiến hành thỏa thuận với nhau về các vấn đề liên quan đến giao dịch thuê nhà. Bên có nhà muốn cho thuê sẽ giao lại việc sử dụng cho bên thuê nhà trong một thời hạn, và bên thuê nhà phải trả tiền để thuê căn nhà đó.

1.2 Nội dung của hợp đồng thuê nhà

  • Theo quy định tại Điều 472, Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng thuê nhà ở hoặc hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác cũng sẽ được thực hiện theo quy định về hợp đồng thuê tài sản tại Bộ luật dân sự 2015 và các quy định khác liên quan. Đồng thời căn cứ tại khoản 1, Điều 120 Luật nhà ở 2014 thì các bên muốn tham gia giao dịch thuê nhà thì tiến hành thỏa thuận hợp đồng thuê nhà đảm bảo các nội dung được quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014, bao gồm các nội dung sau đây:
  • Thông tin của các bên trong giao dịch thuê nhà (đối với cá nhân: Họ và tên, CMND/CCCD/Hộ chiếu…; đối với tổ chức: tên tổ chức, địa chỉ của tổ chức…);
  • Mô tả đặc điểm của căn nhà cho thuê, đặc điểm của thừa đất gắn liền với ngôi nhà đó;
  • Thời gian thuê nhà;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
  • Cam kết của các bên về giao dịch thuê nhà;
  • Các thỏa thuận khác (nếu có);
  • Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thuê nhà;
  • Ngày/tháng/năm giao kết hợp đồng thuê nhà;
  • Chữ ký, ghi rõ họ tên của các bên. Lưu ý trường hợp là tổ chức thì ghi rõ chức vụ của người ký và đóng dấu của tổ chức (nếu có).

2. Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không?

  • Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì giao dịch cho thuê nhà hay nói cách khác là hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Việc công chứng/chứng thực được thực hiện theo nhu cầu của các bên trong giao dịch thuê nhà.
  • Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thuê nhà do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận cụ thể thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sẽ là thời điểm giao kết hợp đồng. Vậy hợp đồng thuê nhà không vi phạm các quy định có hiệu lực của hợp đồng, giao dịch tại Điều 117 và 122 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng thuê nhà là giao dịch hợp pháp và có giá trị pháp lý kể từ khi các bên ký kết hợp đồng.
  • Mặc dù pháp luật không quy định bắt buộc các bên vẫn nên thực hiện công chứng/chứng thực hợp đồng thuê nhà để bảo đảm giá trị pháp lý cao nhất, tránh gặp rủi ro không đáng có, đặc biệt thiệt hại thường xảy ra đối với bên đi thuê nhà. Có những trường hợp người thuê nhà vừa lập hợp đồng thuê nhà, sửa sang ngôi nhà phù hợp với mục đích sử dụng thì lại bị bên cho thuê đòi lại nhà. Vậy những chi phí đã bỏ ra sửa chữa, vận chuyển đồ đạc vào ngôi nhà ai phải chịu? Vậy trường hợp nếu các bên thực hiện lập, công chứng hợp đồng thuê nhà tại các tổ chức hành nghề công chứng sẽ được tư vấn rõ ràng các vấn đề pháp lý có thể xảy ra, giảm thiểu đáng kể rủi ro mà các bên có thể gặp phải.

3. Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng thuê nhà

 Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng thuê nhà

Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng thuê nhà

  • Bên chủ thuê nhà thường có ưu thế hơn so với bên đi thuê. Vì vậy bên đi thuê nhà nên tìm hiểu thông tin về bên cho thuê nhà để xem họ có phải là người sở hữu căn nhà, hoặc có quyền sử dụng căn nhà hay không? Có những trường hợp người cho thuê nhà lại chỉ là người đã thuê nhà. Sau thời gian thuê nhà, chủ nhà thực sự đến đòi tiền thuê nhưng bạn rơi vào trường hợp đã thanh toán cho người đã thuê nhà và họ đã “bốc hơi”. Vậy thiệt hại, rủi ro trong trường hợp này đối với bên đi thuê rất lớn vì đã đặt cọc, thanh toán tiền thuê nhầm người. Tóm lại, để đảm bảo an toàn pháp lý cho bản thân thì bên thuê nhà nên kiểm tra thông tin sở hữu của người cho thuê nhà đối với căn nhà để mình không trở thành đối tượng bị lừa đảo.
  • Thông thường, các hợp đồng thuê nhà hiện nay có các thỏa thuận một khoản tiền đặt cọc để bên cho thuê ràng buộc việc bên thuê nhà không phá hoại các tài sản trong căn nhà đó, cũng như hư hỏng trong căn xảy ra. Tuy nhiên bên đi thuê nhà nên tìm hiểu thật kỹ về vấn đề tiền cọc này, có những trường hợp sau khi người thuê nhà dọn đi khi hỏi lại tiền đặt cọc thì bên cho thuê nhà kiếm cớ hư hỏng cái này, cái kia và không trả lại tiền đặt cọc cho những người đi thuê. Rủi ro lúc này bên đi thuê không biết kêu ai vì khoản tiền này thường chỉ được quy định là số tiền bao nhiêu chứ không quy định lỗi gì sẽ bị trừ, nội dung cụ thể thanh lý tiền đặt cọc như thế nào. Ngoài ra, hợp đồng thường được bên cho thuê nhà soạn sẵn nên người đi thuê nên đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng như quyền và nghĩa vụ các bên, thời hạn thanh toán… để tự bảo vệ chính mình. Đừng chủ quan đến khi tranh chấp xảy ra mới lo thì có những vấn đề bạn sẽ không thể chứng minh được.
  • Bên cạnh đó có những trường hợp sau khi thuê một thời gian chủ nhà đột nhiên đòi tiền hư cái cửa sổ, hư cái kệ… Và bạn là người đi thuê chẳng nhớ mình đã làm hư nó từ lúc nào? Chủ nhà thường lợi dụng việc bạn không kiểm tra những lỗi nhỏ trong ngôi nhà từ trước, rồi vô cớ đòi bạn một khoản tiền bồi thường. Nhưng vì sự bất cẩn và không có chứng cứ bạn không thể làm gì ngoài sự ngậm ngùi. Vì vậy trước khi thuê nhà bạn nên chụp lại tất cả ngóc ngách nhà rồi gửi cho chủ nhà và khẳng định trước khi thuê nhà là những lỗi này đã phát sinh rồi. Đồng thời, có những thứ hao mòn tự nhiên không được tính tiền bồi thường. Hay như cái máy lạnh trong phòng bạn không sử dụng mà đột nhiên vào một ngày nào đó nó hỏng và chủ nhà đổ tội tại bạn. Những vấn đề trong nhà có những thứ bạn không sử dụng thì bạn không có trách nhiệm bồi thường khi nó xảy ra vấn đề.
  • Trên đây là vấn đề tư vấn về việc công chứng hợp đồng thuê nhà. Nếu còn vấn đề thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài miễn phí 1800 6365 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất

Có thể bạn quan tâm về: Quyền đơn phương chấm dứt nhà ở của bên cho thuê.