Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Điều kiện giải thể doanh nghiệp mới nhất

Điều kiện giải thể doanh nghiệp mới nhất

11/12/2021


Thủ tục giải thể doanh nghiệp là hoạt động hướng đến mục đích chấm dứt hoạt động của công ty. Nhưng không phải bất kỳ trường hợp nào cũng có thể tiến hành giải thể

Điều kiện giải thể doanh nghiệp mới nhất
Điều kiện giải thể doanh nghiệp mới nhất

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Giải thể doanh nghiệp là gì?

1.1 Khái niệm giải thể doanh nghiệp.

1.2 Nguyên nhân giải thể doanh nghiệp.

2. Điều kiện giải thể doanh nghiệp.

2.1 Thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản.

2.2 Không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

3. Các trường hợp giải thể theo quy định pháp luật.2

3.1 Doanh nghiệp giải thể theo nguyện vọng của doanh nghiệp.

3.2 Doanh nghiệp bắt buộc phải giải thể.

  Thủ tục giải thể doanh nghiệp là một trong những thủ tục nhắm đến mục đích là chấm dứt hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiến hành thủ tục giải thể. Theo quy định pháp luật hoạt động giải thể phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, đồng thời đảm bảo thuộc các trường hợp được phép giải thể. Cùng tìm hiểu ngay!

1. Giải thể doanh nghiệp là gì?

1.1 Khái niệm giải thể doanh nghiệp

  • Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có văn bản nào giải thích một cách cụ thể thế nào là giải thể doanh nghiệp. Tuy nhiên căn cứ vào bản chất pháp lý của hoạt động giải thể doanh nghiệp có thể hiểu đây chính là hoạt động, thủ tục mà doanh nghiệp lựa chọn để rút lui khỏi thị trường theo ý chí nguyện vọng của doanh nghiệp hay nói cách khác là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp trên thị trường khi chính doanh nghiệp nhận thấy sự tồn tại của doanh nghiệp là không còn cần thiết tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có quyền giải thể doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật.

1.2 Nguyên nhân giải thể doanh nghiệp

  • Nguyên nhân của hoạt động giải thể doanh nghiệp thông thường chính là:
  • Công ty làm ăn thua lỗ, dẫn tới lợi nhuận mang lại quá thấp không thể bù đắp cho những tổn thất nặng nề và sức ép của thị trường;
  • Mâu thuẫn nội bộ trong doanh nghiệp thường xuyên xảy ra và các thành viên không còn cùng chung chí hướng;
  • Ban giám đốc, người quản lý doanh nghiệp có năng lực hạn hẹp không thể tiếp tục quản lý công ty;
  • Chiến lược kinh doanh của công ty không bắt kịp xu hướng hiện nay dẫn đến việc tụt hậu lại so với thị trường;
  • Hoạt động của công ty bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai…
  • Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc giải thể doanh nghiệp mà bạn đọc có thể tham khảo.

Xem thêm về: Chuyển nhượng phần vốn góp

2. Điều kiện giải thể doanh nghiệp

  • Theo quy định pháp luật hiện hành không phải bất cứ trường hợp nào doanh nghiệp cũng có quyền tuyên bố giải thể mà cần đáp ứng một số điều kiện theo quy định pháp luật. Cụ thể căn cứ tại khoản 2 Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp được tiến hành giải thể khi đảm bảo các điều kiện:

2.1 Thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản

  • Doanh nghiệp muốn giải thể doanh nghiệp cần phải thanh toán hết các khoản nợ đến thời điểm bắt đầu tiến hành thủ tục giải thể theo quy định pháp luật. Đồng thời phải hoàn tất nghĩa vụ tài sản với các bên liên quan. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa thủ tục phá sản và thủ tục giải thể. Thủ tục phá sản là doanh nghiệp có đề nghị và được Tòa án xem xét giải quyết theo thủ tục phá sản và sẽ dùng tài sản của doanh nghiệp thanh toán theo thứ tự ưu tiên đến khi doanh nghiệp không còn tài sản để chi trả. Còn đối với hoạt động giải thể doanh nghiệp có thể xuất phát từ ý chí nguyện vọng của doanh nghiệp vì thế tránh việc tẩu tán, chiếm đoạt tài sản của các bên liên quan cần phải đáp ứng điều kiện trên, ràng buộc nghĩa vụ của doanh nghiệp với quyền và lợi ích của các bên có liên quan.

2.2 Không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài

  • Việc giải thể doanh nghiệp cũng cần đáp ứng điều kiện không nằm trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Đây cũng chính là điều kiện nhằm ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp với các bên liên quan. Khi doanh nghiệp đang là chủ thể trong các tranh chấp thì cần phải tiến hành giải quyết xong các vấn đề này. Hiểu đơn giản khi doanh nghiệp “muốn ra đi” thì cần giải quyết các vấn đề còn “dang dở”.

3. Các trường hợp giải thể theo quy định pháp luật

Các trường hợp giải thể theo quy định pháp luật
Các trường hợp giải thể theo quy định pháp luật

  • Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 thì có thể hiểu trường hợp giải thể doanh nghiệp sẽ được chia ra hai trường hợp:
  • Doanh nghiệp tự giải thể theo nguyện vọng của doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp bắt buộc phải giải thể.

3.1 Doanh nghiệp giải thể theo nguyện vọng của doanh nghiệp

  • Đối với trường hợp doanh nghiệp tự giải thể bao gồm:
  • Doanh nghiệp đã kết thúc thời hạn hoạt động được ghi trong Điều lệ của công ty và không có quyết định gia hạn hoạt động;
  • Công ty không đáp ứng đủ số lượng thành viên tối thiểu của doanh nghiệp tương ứng với loại hình hiện tại trong thời hạn 06 tháng liên tục. Đồng thời không tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với thực tế;
  • Tiến hành theo Nghị quyết, Quyết định của chủ doanh nghiệp đối với loại hình Doanh nghiệp tư nhân; của Hội đồng thành viên đối với loại hình Công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu đối với loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn và của Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp là Công ty cổ phần.

3.2 Doanh nghiệp bắt buộc phải giải thể

  • Trường hợp bắt buộc phải giải thể doanh nghiệp sẽ xảy ra khi và chỉ khi doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chính là văn bản giấy tờ pháp lý chứng minh sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu giấy chứng nhận đã bị thu hồi theo quy định pháp luật thì doanh nghiệp cũng không thể tiếp tục hoạt động và tồn tại trên thị trường.
  • Lưu ý: Trong trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì người quản lý có liên quan và doanh nghiệp phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật quản lý thuế có quy định khác.
  • Trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ về điều kiện giải thể doanh nghiệp mới nhất theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 của Văn phòng công chứng Nguyễn Thành Hưng. Quý khách có thắc mắc liên quan đến điều kiện giải thể doanh nghiệp, vui lòng gọi ngay 1800 6365 để được hỗ trợ tư vấn và hỗ trợ.

Tìm hiểu thêm về: Giải thể doanh nghiệp