Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Có được tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng không?

Có được tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng không?

08/12/2021


Bạn thắc mắc về việc một bên vợ hoặc chồng có được tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc đó của bạn.

Có được tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng không?
Hình 1. Có được tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng không?

  Trong cuộc sống hôn nhân, việc vợ chồng tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng mà không có sự đồng ý của bên còn lại diễn ra khá phổ biến. Vậy, pháp luật quy định nào về vấn đề này? Hướng giải quyết khi có vợ hoặc chồng tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Quy định pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng.

2. Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng.

3. Hướng giải quyết khi một bên vợ chồng tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng.

1. Quy định pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng.

  • Căn cứ Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng như sau:

“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”.

  • Như vậy, đối với tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất thì việc định đoạt (chuyển nhượng) quyền sử dụng đất phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng. Nghĩa là, một bên vợ hoặc chồng không được tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp một bên vợ hoặc chồng tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng mà không có sự đồng ý của bên còn lại thì giao dịch này sẽ bị vô hiệu.

2. Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng.

  • Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.”. Vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản (hợp đồng) có công chứng hoặc chứng thực phù hợp theo quy định pháp luật về công chứng, chứng thực.
  • Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định “văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.”. Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng đã được công chứng phát sinh hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng ( gọi tắt là kể từ ngày được công chứng ).

 Bài viết bạn có thể quan tâm: Hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

3. Hướng giải quyết khi một bên vợ chồng tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng.

Như đã phân tích ở Mục 2 nêu trên, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng phải được công chứng và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày được công chứng. Như vậy, hướng giải quyết khi một bên vợ chồng tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng sẽ được áp dụng trong từng trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng chưa được công chứng.
  • Trong trường hợp này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng chưa được công chứng và không có văn bản thỏa thuận của vợ chồng về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng nên giao dịch chuyển nhượng này chưa phát sinh hiệu lực pháp luật. Do đó, quyền sử dụng đất của vợ chồng vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
  • Trường hợp 2: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng đã được công chứng.
  • Trong trường hợp này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng đã có hiệu lực pháp luật (đã được công chứng). Tuy nhiên, một bên vợ hoặc chồng tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng mà không có văn bản thỏa thuận của vợ chồng về việc chuyển nhượng này thì bên vợ hoặc chồng còn lại có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng vô hiệu.
  • Cụ thể, căn cứ Điều 52 Luật Công chứng 2014 quy định người có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là “công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật.”. Như vậy, khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng đã được công chứng mà có căn cứ chứng minh hợp đồng vi phạm pháp luật về quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng thì bên vợ chồng bị vi phạm có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng vô hiệu.

 Dịch vụ công chứng tại Văn phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng
Hình 2. Dịch vụ công chứng tại Văn phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng

  • Văn phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng với đội ngũ công chứng viên có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn sâu rộng, tận tình phục vụ sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ công chứng tại văn phòng. Văn phòng công chứng Nguyễn Thành Hưng rất vinh dự và tự hào được cung cấp cho Quý khách các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.
  • Trên đây là những thông tin pháp luật về việc Có được tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng không. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ, nắm bắt được các thông tin liên quan. Trong trường hợp Quý khách hàng còn thắc mắc về thủ tục này, hãy gọi ngay cho Văn Phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng qua hotline 1800 6365 để được tư vấn miễn phí.