Hình 1. Chia di sản thừa kế là nhà ở mới nhất
Nhà ở là tài sản có giá trị lớn đối với mỗi con người nên khi người để lại di sản mất đi, những người thừa kế dễ dàng xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp về di sản thừa kế là nhà ở này. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về việc chia di sản thừa kế là nhà ở? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin pháp lý về chia di sản thừa kế là nhà ở mới nhất.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là nhà ở.
1.1. Thời điểm thỏa thuận phân chia di sản: 1
1.2. Người phân chia di sản:
1.3. Cách thức thỏa thuận phân chia di sản là nhà ở:
2. Khởi kiện ra Tòa án.
Căn cứ Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời điểm thỏa thuận phân chia di sản như sau:
“Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:
- Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
- Cách thức phân chia di sản.”
- Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
- Căn cứ Điều 657 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thoả thuận của những người thừa kế theo pháp luật. Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thoả thuận.
- Căn cứ khoản 2 Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.”. Theo quy định, những người thừa kế cùng hàng thừa kế với nhau sẽ hưởng phần di sản bằng nhau.
- Như vậy, đối với di sản là nhà ở, những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc phân chia nhà ở như sau:
- Cách 1: Chia nhà ở thành những phần bằng nhau tương ứng với số người thừa kế phần di sản là nhà ở. Đối với cách này, những người thừa kế phải đảm bảo kích thước và diện tích tối thiểu của mỗi phần theo quy định của tỉnh/thành phố nơi có nhà ở.
- Cách 2: Nếu không thể chia đều, những người thừa kế có thể thỏa thuận định giá nhà ở và thỏa thuận về người nhận nhà ở, người nhận tiền tương ứng với phần di sản mà mình được nhận. Đối với cách này, những người thừa kế có thể đến tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
➤ Bài viết có thể bạn quan tâm: Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận chia di sản thừa kế mới nhất.
- Cách 3: Nếu không thể thỏa thuận được thì các bên có thể bán nhà ở theo quy định pháp luật và chia đều số tiền nhà ở đã bán cho những người thừa kế.
- Trường hợp những người thừa kế không thể thỏa thuận việc phân chia di sản thừa kế là nhà ở thì các bên có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Theo đó, thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế nhà ở được quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản (nhà ở) kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
- Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015;
- Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu nêu trên.
- Trên đây là những thông tin pháp lý về chia di sản thừa kế là nhà ở mới nhất. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ, nắm bắt được các thông tin liên quan. Trong trường hợp Quý khách hàng còn thắc mắc, hãy gọi ngay cho Văn Phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng qua hotline 1800 6365 để được tư vấn miễn phí.