Thủ tục công chứng vay thế chấp tài sản mới nhất
Hiện nay, để đảm bảo khoản vay, các bên thường lập hợp đồng thế chấp tài sản. Tuy nhiên, có phải tất cả hợp đồng thế chấp tài sản đều phải công chứng hay không? Trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp tài sản như thế nào? Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Vay thế chấp tài sản là gì?
2. Hợp đồng thế chấp tài sản có bắt buộc công chứng không?
3. Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp tài sản:
3.1. Thành phần hồ sơ.
3.2. Các bước thực hiện.
4. Dịch vụ công chứng hợp đồng thế chấp tài sản tại Văn phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng.
- Vay thế chấp tài sản là hình thức cho vay có đảm bảo tài sản. Trong đó, theo khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)”. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ hoặc các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
- Tài sản thế chấp có thể là: đất đai; nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng; trường hợp tài sản thế chấp có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng có thể là tài sản thế chấp; ngoài ra cũng có thể là tài sản khác nếu pháp luật có quy định.
- Bộ luật Dân sự 2015 không quy định về hình thức của hợp đồng thế chấp. Việc xác định hợp đồng thế chấp có bắt buộc phải công chứng hay không phụ thuộc vào tài sản thế chấp là gì và được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.
- Ví dụ: Căn cứ tại điểm a, khoản 3, Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp một bên kinh doanh bất động sản. Hay căn cứ tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định trường hợp thế chấp nhà ở thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
- Căn cứ Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định thành phần hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp tài sản gồm các loại giấy tờ sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng tại trụ sở hoặc Phiếu yêu cầu công chứng ngoài trụ sở (nếu có) (theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng);
- Dự thảo hợp đồng thế chấp tài sản (nếu có);
- Giấy tờ tùy thân của các bên: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu còn giá trị sử dụng và sổ hộ khẩu;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
- Văn bản thông báo của chủ sở hữu cho bên thuê biết việc thế chấp tài sản (trong trường hợp tài sản thế chấp đang được cho thuê);
- Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung/riêng (trong trường hợp bên thế chấp là cá nhân): Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân; Bản án/Quyết định ly hôn,...
- Đối với tổ chức: Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép đầu tư, Điều lệ,...
- Người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng).
- Trừ trường hợp: người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
- Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
- Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
- Công chứng viên giải thích cho các bên hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc lập văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng.
- Trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc lập hợp đồng thế chấp tài sản có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của các bên thì công chứng viên đề các bên làm rõ hoặc theo đề nghị của các bên, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
- Bước 3: Thực hiện công chứng:
- Trường hợp các bên có dự thảo hợp đồng thế chấp tài sản: Công chứng viên kiểm tra dự thảo; nếu trong dự thảo có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, không phù hợp với quy định của pháp luật thì các bên sửa chữa theo yêu cầu của công chứng viên. Nếu không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
- Trường hợp các bên không có dự thảo hợp đồng thế chấp tài sản: Công chứng viên soạn thảo theo yêu cầu các bên trong trường hợp nội dung, ý định lập văn bản là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
- Các bên tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho các bên nghe theo đề nghị của các bên.
- Các bên đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu các bên xuất trình bản chính của các giấy tờ bản sao để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của văn bản.
- Công chứng viên ghi lời chứng, ký và đóng dấu.
- Công chứng viên chuyển hồ sơ cho bộ phận văn thư đóng dấu, lấy số công chứng, thu phí, thù lao công chứng, chi phí khác theo quy định, trả hồ sơ và lưu trữ hồ sơ công chứng.
- Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
- Văn phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng được thành lập theo quyết định số 675/QĐ-UBND ngày 23 tháng 2 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và đã đi vào hoạt động theo Giấy phép Đăng ký hoạt động số 41.02.0050/TP-CC-ĐKHĐ ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở tọa lạc tại địa chỉ Số 4 Trần Quang Diệu, phường 13, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Với đội ngũ Công chứng viên có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công chứng và có nhiều năm công tác pháp luật trong ngành Tư pháp như Thẩm phán, Luật sư, Công chứng viên v.v... và đội ngũ Thư ký nghiệp vụ có trình độ cử nhân Luật, được đào tạo nghiệp vụ công chứng tại Học viện Tư pháp và đã từng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho các tổ chức ngành nghề công chứng có uy tín trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với quy trình làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật, đã tạo được nhiều niềm tin và uy tín với khách hàng. Văn phòng công chứng Nguyễn Thành Hưng rất vinh dự và tự hào được cung cấp cho Quý khách các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.
- Trên đây là những thông tin pháp luật về thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp tài sản mới nhất. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ, nắm bắt được các thông tin liên quan. Trong trường hợp Quý khách hàng còn thắc mắc về thủ tục này, hãy gọi ngay cho Văn Phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng qua hotline 1800 6365 để được tư vấn miễn phí.