
Thủ tục công chứng sang tên sổ đỏ mới nhất
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Sổ đỏ và sang tên sổ đỏ là gì?
1.1 Sổ đỏ là gì?
1.2 Sang tên sổ đỏ là gì?
2. Thời hạn và điều kiện đăng ký sang tên sổ đỏ
2.1 Thời hạn đăng ký sang tên sổ đỏ
2.2 Điều kiện sang tên sổ đỏ
2.2.1 Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
2.2.2 Đất không có tranh chấp
2.2.3. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
2.2.4. Trong thời hạn sử dụng đất
3. Hồ sơ và thủ tục công chứng sang tên sổ đỏ
3.1 Hồ sơ công chứng sang tên sổ đỏ
3.2 Thủ tục công chứng sang tên sổ đỏ
4.Dịch vụ công chứng sang tên sổ đỏ
Giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất là một trong những giao dịch có độ “hot” nhất định trên thị trường. Nhà đất là tài sản có giá trị lớn nên khi thực hiện giao dịch điều các bên quan tâm nhất là rủi ro pháp lý. Thủ tục công chứng sang tên sổ đỏ là một phần trong quy trình thực hiện mua bán, chuyển nhượng nhà đất. Bài viết sau đây xoay quanh vấn đề công chứng sang tên sổ đỏ.
- Sổ đỏ không phải một thuật ngữ pháp lý - Sổ đỏ là cách gọi thông thường của người dân dựa trên màu sắc của bìa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ở giai đoạn pháp luật trước đây, việc sử dụng đất đai được chia thành 03 loại giấy chứng nhận sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
- Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại khoản 16, Điều 3 Luật đất đai 2013 thì chỉ còn lại 01 mẫu giấy duy nhất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất(gọi tắt là Giấy chứng nhận). Đây là chứng thư pháp lý duy nhất thể hiện quyền sở hữu hợp pháp tài sản liên quan đến nhà, đất. Hiện nay, màu sắc của bìa đã được thay đổi và thống nhất chỉ có một màu hồng. Tuy nhiên, có thể do một phần thói quen người dân vẫn thường gọi Giấy chứng nhận là sổ đỏ.
- Sang tên sổ đỏ cũng tương tự như Sổ đỏ. Pháp luật không có bất cứ định nghĩa nào về giao dịch sang tên sổ đỏ, đây chỉ là cách người dân dùng để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất. Kết quả của việc sang tên sổ đỏ được thể hiện thông qua một trong hai hình thức sau đây:
- Cấp giấy chứng nhận mới: Người nhận chuyển nhượng, tặng cho nhà đất được cấp giấy mới đứng tên của người nhận chuyển nhượng, tặng cho nhà đất (thông thường cấp giấy chứng nhận mới thuộc trường hợp đăng ký lần đầu);
- Không được cấp giấy chứng nhận mới: Trường hợp này thông tin người nhận chuyển nhượng, tặng cho nhà đất sẽ được ghi tại trang 3, trang 4 của giấy chứng nhận thể hiện giao dịch đã chuyển nhượng nhà đất cho chủ thể mới. Người nhận chuyển nhượng, tặng cho cũng sẽ có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất(thông thường cấp giấy chứng nhận mới thuộc trường hợp đăng ký biến động).
- Giao dịch sang tên sổ đỏ hay gọi cách khác là đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là thủ tục bắt buộc đối với người sử dụng đất, người được giao đất để quản lý (thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu). Vậy thủ tục sang tên sổ đỏ là một trong những thủ tục quan trọng để hoàn tất việc chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất. Không những là hoạt động bắt buộc theo quy định pháp luật, việc sang tên sổ đỏ là hoạt động giúp người nhận chuyển nhượng đảm bảo an toàn pháp lý. Khi mua bán nhà đất, thì không chỉ giao dịch chuyển tiền, giao nhà là mọi thứ ổn thỏa. Giấy tờ pháp lý liên quan mới chính là vấn đề quan trọng xây dựng nên quyền của người sử dụng đất mới.
- Căn cứ theo quy định khoản 6, Điều 95 Luật đất đai 2013 Thời hạn đăng ký biến động đất đai (hay thời hạn đăng ký sang tên sổ đỏ) không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động xảy ra(có sự chuyển nhượng, tặng cho nhà đất) thì người sử dụng đất phải tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định của nhà nước. Cụ thể là các trường hợp quy định tại điểm a, b, h, i, k và l, khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013, bao gồm:
“a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;...
h) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;
i) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề.”
- Nếu thuộc các trường hợp trên, phải tiến hành đăng ký biến động đất đai, nếu không thực hiện sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn 30 ngày sẽ được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.
- Điều kiện sang tên sổ đỏ hay gọi theo thuật ngữ pháp lý là điều kiện thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất được quy định cụ thể tại Điều 188 Luật đất đai 2013, bao gồm:
- Trừ trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013.
- Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.
- Quy định tại khoản 24, Điều 3 Luật đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Như vậy, đất không có tranh chấp là đất có chủ sở hữu nhất định được pháp luật công nhận, không tranh chấp về quyền và nghĩa vụ với bên thứ ba trong quan hệ đất đai.
- Quyền sử dụng đất của người có quyền sử dụng đất không bị thực hiện kê biên bảo đảm thi hành án. Quy định này nhằm bảo vệ người mua nhà đất, nếu mua phải nhà đất bị kê biên tài sản thì người nhận chuyển nhượng mới sẽ xảy ra tranh chấp với bên thứ ba.
- Căn cứ khoản 2, Điều 15 Luật đất đai 2013 thì thời hạn sử dụng đất được quy định bằng các hình thức sau đây: Sử dụng đất ổn định lâu dài; Sử dụng đất có thời hạn. Thời hạn này được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đối với thủ tục sang tên sổ đỏ thì phải trải qua giai đoạn công chứng sang tên sổ đỏ hay gọi cách khác là công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho nhà đất. Đây là căn cứ để tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ. Căn cứ theo quy định tại Điều 40, Điều 41 Luật công chứng 2014 thì các bên trong giao dịch chuyển nhượng, tặng cho nhà đất cần chuẩn bị:
- Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu có sẵn của tổ chức hành nghề công chứng);
- Dự thảo Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho nhà đất (có thể tự soạn hoặc đến tổ chức hành nghề công chứng để được hướng dẫn);
- Bản chính giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng: CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn và giá trị sử dụng hoặc giấy tờ khác của các bên có yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho nhà đất;
- Bản chính giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của các bên(giấy đăng ký kết hôn/giấy xác nhận tình trạng độc thân);
- Sổ hộ khẩu của các bên;
- Bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng để tiến hành giao dịch chuyển nhượng, tặng cho nhà đất. Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…
- Khi thực hiện thủ tục công chứng sang tên sổ đỏ tại Văn phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng, qúy khách hàng sẽ được Công chứng viên tư vấn và hướng dẫn tận tình về hồ sơ pháp lý để thực hiện thủ tục công chứng.
Trình tự thủ tục để tiến hành công chứng sang tên sổ đỏ/công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho nhà đất được tiến hành như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
- Các bên yêu cầu công chứng tiến hành chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo giấy tờ hướng dẫn ở mục trên và nộp hồ sơ tại tổ chức có thẩm quyền công chứng theo quy định của pháp luật.
- Công chứng viên tiến hành kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ các bên yêu cầu công chứng đã nộp. Sau khi kiểm tra hồ sơ và nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý yêu cầu công chứng và ghi vào sổ công chứng.
- Bước 3: Soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho nhà đất
- Trường hợp người yêu cầu công chứng đã chuẩn bị dự thảo hợp đồng thì công chứng viên kiểm tra nội dung và hình thức của văn bản.Trường hợp trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp quy định của pháp luật, Công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Nếu người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì Công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
- Trường hợp văn bản do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng: nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Công chứng viên soạn thảo hợp đồng.
- Các bên yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho các bên cùng nghe theo đề nghị của các bên yêu cầu công chứng.
- Các bên yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký xác nhận vào từng trang của văn bản đó. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ hồ sơ đã nêu ở mục trên để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký tên cụ thể vào từng trang của hợp đồng theo quy định của pháp luật.
- Bước 5: Nộp phí và nhận kết quả
- Nộp phí theo quy định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền công chứng và nhận giấy hẹn trả kết quả. Nhận kết quả là hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho nhà đất đã được công chứng theo giấy hẹn.
- Vậy để có căn cứ tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ thì các bên cần thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho nhà đất theo quy định pháp luật tại các tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
- Văn phòng Công chứng Nguyễn Thành Hưng được thành lập theo quyết định số 675/QĐ-UBND ngày 23 tháng 2 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và đã đi vào hoạt động theo Giấy phép Đăng ký hoạt động số 41.02.0050/TP-CC-ĐKHĐ ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đội ngũ công chứng viên có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn sâu rộng, tận tình phục vụ sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ công chứng tại văn phòng. Văn phòng công chứng Nguyễn Thành Hưng rất vinh dự và tự hào được cung cấp cho Quý khách các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.
- Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài miễn phí 1800 63 65 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất về dịch vụ công chứng sang tên sổ đỏ.