Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Tại sao cần đăng ký thế chấp tài sản

Tại sao cần đăng ký thế chấp tài sản

19/08/2021


Đăng ký giao dịch bảo đảm là một trong các biện pháp nhằm công khai hóa giao dịch bảo đảm và giúp xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đăng ký biện pháp bảo đảm...
  • Đăng ký giao dịch bảo đảm là một trong các biện pháp nhằm công khai hóa giao dịch bảo đảm và giúp xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đăng ký biện pháp bảo đảm (Nghị định số 102) thay thế Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010, thay thế một phần Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ đã phần nào đáp ứng các yêu cầu và mục đích là xây dựng cơ sở pháp lý thống nhất, đầy đủ và thông thoáng cho lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm để công khai hóa việc dùng tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; để xác định quyền ưu tiên thanh toán nhằm tạo điều kiện cho các bên liên quan có thể tự kiểm tra các thông tin có liên quan, bảo đảm an toàn giao dịch dân sự - kinh tế, đáp ứng nhu cầu đăng ký và thúc đẩy hoạt động đầu tư, tín dụng, góp phần xử lý nhanh chóng tài sản cầm cố, thế chấp trong trường hợp không thực hiện được nghĩa vụ được bảo đảm.
  • So với yêu cầu thực tiễn đòi hỏi thì công tác đăng ký giao dịch bảo đảm chưa đáp ứng được những mục tiêu đặt ra được thể hiện ở những điểm sau:
    • Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm ở Việt Nam còn tản mát và nhỏ lẻ tại nhiều văn bản khác nhau. Các quy định về đăng ký xuất hiện từ BLDS đến các luật chuyên ngành như Luật Đất đai, Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng và rất nhiều các văn bản dưới luật khiến cho việc nắm bắt, theo dõi, tuân thủ pháp luật còn gặp nhiều khó khăn.
    • Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định ở nhiều văn bản khác nhau dẫn đến việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau tùy thuộc vào từng loại tài sản bảo đảm và từng địa phương. Điều này dẫn đến tình trạng không thống nhất giữa các trình tự đăng ký giao dịch bảo đảm nên không có một quy trình chung cho việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
    • Việc quy định các cơ quan đăng ký khác nhau tùy vào các tài sản bảo đảm khác nhau cũng dẫn đến khó khăn trong việc tra cứu thông tin về những tài sản bảo đảm. Đối với trường hợp nhiều tài sản bảo đảm cho việc thực hiện một nghĩa vụ thì các TCTD, ngân hàng sẽ phải tiến hành thủ tục tra cứu thông tin tại nhiều cơ quan khác nhau.

           Quý khách vui lòng gọi ngay 1800 6365 để được tư vấn và giải quyết các thắc mắc Hợp đồng thế chấp tài sản.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN THÀNH HƯNG

“ĐÚNG CAM KẾT – TRỌN NIỀM TIN”