- Trong bộ luật đất đai 2013 không nói về việc người bao nhiêu tuổi sẽ được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, căn cứ theo Bộ luật dân sự 2005 quy định về độ tuổi của người thành niên và người có đủ năng lực hành vi dân sự như sau:
- Điều 18. Người thành niên, người chưa thành niên
- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên.
- Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của người thành niên
- Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Bộ luật này.
- Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, người từ đủ 18 tuổi trở lên sẽ có quyền đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đối với trường hợp của bạn, con của bạn đều chưa đủ 18 tuổi, theo quy định của pháp luật, con bạn là người chưa thành niên, do vậy, trong giao dịch dân sự sẽ gặp những hạn chế nhất định.
- Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự quy định: “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác”.
- Như vậy, theo quy định này của pháp luật, để có thể tặng cho quyền sử dụng đất cho người chưa thành niên thì cần có người đại diện theo pháp luật. Điều 141 Bộ luật Dân sự có quy định các trường hợp người đại diện theo pháp luật như sau:
“1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ;
3. Người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
4. Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
5. Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;
6. Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác;
7. Những người khác theo quy định của pháp luật.”
Qúy khách vui lòng gọi ngay 1800 6365 để được tư vấn và giải quyết các thắc mắc Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN THÀNH HƯNG
“ĐÚNG CAM KẾT – TRỌN NIỀM TIN”