Thứ 2 - 6 7:45 AM - 17:15 PM
Thứ 7 8:00 AM - 16:00 PM
Trang chủ / Hợp đồng mua bán đã công chứng nếu bị sai tên thì có bị vô hiệu?
27/04/2022
Ảnh minh họa
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
Hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp sau đây:
- Có nội dung, mục đích... vi phạm điều cấm của Luật, trái đạo đức xã hội. Ví dụ như: Hợp đồng mua bán có bên bán là hai vợ chồng ông A và bà B bán nhà, đất cho công ty do ông A là người đại diện pháp luật (giao dịch với chính mình)...
- Các bên ký hợp đồng mua bán để che giấu cho hợp đồng vay tiền với lãi suất cao.
- Do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép: Khi ký hợp đồng mua bán, bên bán bị ép phải ký bán đất cho bên bán để trả số tiền đã nợ...
- Do không tuân thủ quy định về hình thức: Hợp đồng mua bán đất bắt buộc phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013. Nếu không công chứng hoặc chứng thực thì hợp đồng mua bán đất sẽ bị vô hiệu trừ các trường hợp không phải công chứng...
Do đó, mặc dù hình thức của hợp đồng là một trong những điều kiện để hợp đồng mua bán có hiệu lực nhưng theo Điều 129 Bộ luật Dân sự, nếu hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán thì khi vi phạm hợp đồng mới trở nên vô hiệu.
Ngoài ra, các trường hợp nêu trên không có quy định về việc hợp đồng sẽ vô hiệu nếu bị sai thông tin của các bên trong đó có họ tên bên mua, bên bán. Do đó, khi bị sai tên trong hợp đồng mua bán đã công chứng, hợp đồng đó cũng sẽ không bị vô hiệu.