Thứ 2 - 6 7:45 AM - 17:15 PM
Thứ 7 8:00 AM - 16:00 PM
Trang chủ / Hợp đồng công chứng chỉ điểm chỉ thì có hiệu lực không?
27/08/2020
Khi nào hợp đồng công chứng có hiệu lực pháp luật?
Theo quy định tại Điều 5 Luật Công chứng năm 2014, văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được Công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Trong đó:
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành với các bên liên quan;
- Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Đặc biệt, hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện được nêu trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh trừ trường hợp bị Tòa án tuyên vô hiệu.
Như vậy, có thể thấy, hợp đồng công chứng có hiệu lực kể từ thời điểm được Công chứng viên ký tên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng).
Hợp đồng công chứng chỉ có điểm chỉ có hiệu lực không?
Về việc ký, điểm chỉ trong hợp đồng công chứng, Điều 48 Luật Công chứng nêu rõ, người yêu cầu công chứng phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt Công chứng viên.
Trong đó, việc điểm chỉ được thực hiện trong 02 trường hợp:
- Thay thế cho việc ký nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký;
- Thực hiện đồng thời với việc ký trong trường hợp công chức di chúc, theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền cho người yêu cầu công chứng.
Như vậy, hợp đồng công chứng chỉ có điểm chỉ sẽ có hiệu lực nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc do không biết ký.
Các trường hợp khác thì người yêu cầu công chứng phải ký hoặc thực hiện đồng thời cả ký và điểm chỉ (03 trường hợp nêu trên).
Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng sử dụng ngón trỏ phải. Nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái. Nếu không thể điểm chỉ bằng cả hai ngón trỏ thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Nói tóm lại, hợp đồng công chứng nếu chỉ có mình điểm chỉ thì vẫn có hiệu lực nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch thuộc không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Các trường hợp khác phải ký hoặc thực hiện đồng thời cả ký và điểm chỉ.
Ngoài ra, một số hợp đồng chỉ có chữ ký mà không đóng dấu. Vậy trường hợp đó, hợp đồng có hiệu lực không? Có thể tìm hiểu thêm tại bài viết dưới đây:
Nguồn: Luật Việt Nam