Quay về website thinhtrigroup.com

Trang chủ / Di chúc có thể viết tay được không? Có bắt buộc phải công chứng hay không?

Di chúc có thể viết tay được không? Có bắt buộc phải công chứng hay không?

19/08/2021


Căn cứ theo Điều 627, Điều 628, Điều 629, Điều 630 và Điều 631 BLDS 2015 thì Di chúc phải được lập thành văn bản. Nếu không thể lập văn bản thì người để lại di chúc có thể lập di chúc bằng miệng....
  • Căn cứ theo Điều 627, Điều 628, Điều 629, Điều 630 và Điều 631 BLDS 2015 thì Di chúc phải được lập thành văn bản. Nếu không thể lập văn bản thì người để lại di chúc có thể lập di chúc bằng miệng. Tuy nhiên, người lập di chúc miệng phải lập di chúc trước mặt ít nhất 02 (hai) người làm chứng và ngay sau khi thể hiện ý chí cuối cùng, những người làm chứng phải ghi chép lại thành văn bản, cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc đó. Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc, bản di chúc đó phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Di chúc bằng văn bản có thể được công chứng hoặc không được công chứng.
  • Căn cứ theo Điều 40 và Điều 41 Luật công chứng 2014 thì người lập di chúc có thể tự soạn thảo nội dung di chúc của mình hoặc đề nghị công chứng viên dự thảo dựa theo ý chí và nguyện vọng của mình.
  • Căn cứ theo Điều 78 Luật công chứng 2014, đối với những người đang ở nước ngoài, việc lập di chúc có thể liên hệ Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (Đại sức quán, Lãnh sự quán….) để được hướng dẫn thủ tục lập và công chứng di chúc.
     

Như vậy,

  • Di chúc có thể được viết tay, được đánh máy hoặc được lập bằng miệng bởi chính người lập di chúc, người làm chứng hoặc công chứng viên miễn là nội dung di chúc đầy đủ theo yêu cầu của Điều 631 BLDS 2015 và thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của người để lại di chúc.
  • Đối với di chúc bằng miệng thì phải có ít nhất 02 (hai) người làm chứng tại thời điểm người lập di chúc thể hiện ý chí của mình, những người làm chứng phải ghi chép lại, ký tên hoặc điểm chỉ vào di chúc và phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng
  • Đối với di chúc bằng văn bản thì có thể được công chứng, chứng thực hoặc không công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, các di chúc không được công chứng, chứng thực chỉ hợp pháp khi đáp ứng và được xác minh tính hợp pháp theo Khoản 1 Điều 630 BLDS 2015.
  • Đối với người Việt Nam đang ở nước ngoài, việc lập di chúc sẽ do Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (Đại sức quán, Lãnh sự quán….) hướng dẫn thưc hiện.

      Quý khách vui lòng gọi ngay 1800 6365 để được tư vấn và giải quyết các thắc mắc về Di chúc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN THÀNH HƯNG

“ĐÚNG CAM KẾT – TRỌN NIỀM TIN”